Thị xã Ba Đồn quán triệt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai
Thứ hai - 20/05/2024 16:02
Phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đó là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Phương châm quan trọng này là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác phòng chống lụt bão ở các địa phương nói chung và thị xã Ba Đồn nói riêng. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống thiên tai (PCTT) đã được thị xã Ba Đồn triển khai toàn diện với sự chủ động và luôn quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, qua đó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra.
Năm 2023, thiệt hại do thiên tai gây ra toàn tỉnh với 130 nhà bị tốc mái; 400m đê bao bị sạt lở; 13.580ha lúa, 90ha hoa màu và cây ăn quả bị mưa giông, lốc xoáy làm hư hỏng, gãy đổ; 30m3 đất đá bị sạt lở; 2 nhà hàng nổi bị chìm, cuốn trôi; xảy ra 37 vụ/36 phương tiện bị sự cố, tai nạn trên khu vực biên giới biển. Ước tính tổng giá trị thiệt hại toàn tỉnh do mưa lũ trên 50 tỷ đồng. Riêng thị xã Ba Đồn, năm 2023 tình hình thời tiết không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Để chuẩn bị tốt công tác PCTTTKCN, trên cơ sở thực tế địa phương các xã, phường trên địa bàn thị xã đã chủ động xây dựng các phương án để ứng phó với thiên tai nguy hiểm như: sạt lở đất, lũ quét, giông lốc; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ. Rà soát, bổ sung hoàn thiện các phương án, kế hoạch chi tiết, cụ thể trong phòng, chống, khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra. Ông Võ Chí Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thủy cho biết: Xã đã ban hành quyết định thành lập ban chỉ huy PCTT&TKCN, quyết định thành lập các phân ban, họp chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, quyết định thành lập các đội cơ động tìm kiếm cứu nạn, các tổ tuần tra canh gác, tổ thông tin liên lạc, đội dự phòng, đội xung kích, quyết định giao chỉ tiêu vật tư, phương tiện, dụng cụ cho các khu dân cư để bố trí kinh phí chuẩn bị tốt vật tư phương tiện, nhân lực phục vụ công tác PCTTTKCN. Bên cạnh công tác chuẩn bị về vật tư, phương tiện xã Quảng Thủy còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở và các cuộc họp thôn giúp nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác phòng chống thiên tai và các kỹ năng xử lý tình huống khi có mưa bão xảy ra. Nhờ đó nhân dân trong xã đã có những kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai và có sự chuẩn bị những vật tư cần thiết trước mùa mưa bão. Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình, dự báo thời tiết năm nay sẽ cực đoan, nắng nóng gay gắt, nguy cơ rất cao về cháy rừng, hạn hán vào mùa khô; mưa, bão diễn biến phức tạp vào cuối năm, lũ có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm, đặt ra yêu cầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ứng phó, PCTT đối với cấp ngành, đơn vị, địa phương trong toàn thị xã. Vì vậy, trước mùa mưa bão UBND thị xã, Ban Chỉ huy PCTT&TTCN thị xã đã xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó trong mùa mưa bão để giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Chỉ đạo các xã, phường chủ động rà soát những điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở, lũ quét để xây dựng phương án bảo vệ, di dời dân, tài sản, gia súc ra khỏi vùng nguy hiểm khi cần thiết. Kế hoạch cũng xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thị xã trong hoạt động phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật; quán triệt thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và "ba sẵn sàng"(chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả), phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương; các cấp, các ngành chủ động trong việc xử lý các tình huống, sự cố tại chỗ để ứng phó thiên tai hiệu quả nhất. Tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang trên địa bàn, tổ chức luyện tập, diễn tập theo phương án; sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn thị xã; tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai nghiêm túc, đúng quy định 24/24 giờ để theo dõi, tổ chức thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, xảy ra trên địa bàn. Bên cạnh đó, các ban, ngành, địa phương, đơn vị, người dân cũng cần chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị, lương thực, thực phẩm, nước uống để phòng tránh, ứng phó các tình huống thiên tai. Để chủ động PCTT, trong thời gian tới, các ban, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn thị xã Ba Đồn ngoài việc bám sát các kế hoạch, chỉ thị của cấp trên, đặc biệt phải nâng cao năng lực ứng phó thiên tai; kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng công trình liên quan đến PCTT; các công trình có dấu hiệu nguy hiểm mất an toàn; xây dựng phương án ứng phó trong tình huống khẩn cấp các hồ chứa; phương án bảo vệ khu vực trọng điểm, xung yếu; kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị ứng phó thiên tai và TKCN theo phương án đã xây dựng… Đồng thời, nâng cao chất lượng dự báo; kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, ao đầm tự nhiên để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến; chủ động chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết khác cho nhân dân các vùng có nguy cơ bị chia cắt, vùng ngập sâu, vùng sâu, vùng xa; thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ; tập trung nguồn lực khắc phục sửa chữa các sự cố công trình PCTT có nguy cơ mất an toàn… Với dự báo thời tiết năm nay sẽ cực đoan, vì vậy, chủ động lường đón, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, xây dựng kịch bản ứng phó với từng tình huống cụ thể cũng là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của UBND thị xã Ba Đồn. Chỉ khi các địa phương làm được điều này sẽ giảm thiểu được thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra.
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...