Hội LHPN xã Quảng Văn: Quản lý tốt nguồn vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội
Thứ hai - 18/10/2021 15:11
Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, xã Quảng Văn đã tập trung các nguồn lực để phát triển kinh kế. Ngoài việc vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, xã Quảng Văn còn tập trung huy động các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng thông qua các hội, đoàn thể ở địa phương, để người dân đầu tư phát triển sản xuất. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân có đủ điều kiện để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước thoát nghèo bền vững. Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Quảng Văn là một trong những hội, đoàn thể làm tốt công tác quản lý ủy thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Ba Đồn.
Hội LHPN xã Quảng Văn hiện có hơn 1.000 hội viên, với số lượng hội viên đông nên nhu cầu vay vốn để sản xuất rất lớn. Hội LHPN xã Quảng Văn đã thực hiện ký kết liên tịch, phối hợp với NHCSXH thị xã Ba Đồn, thành lập các tổ vay vốn, chỉ đạo tổ trưởng các tổ vay vốn tập trung thực hiện tốt hoạt động uỷ thác cho phụ nữ nghèo vay vốn NHCSXH. Hiện nay, tổng số nguồn vốn trên địa bàn toàn xã do Hội LHPN xã Quảng Văn quản lý là hơn 15 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường, sản xuất kinh doanh, xoá nhà dột nát. Trong đó, có 310 hộ vay để phát triển kinh tế và tham gia tiết kiệm được gần 900 triệu đồng. Để làm tốt các hoạt động cho vay tín dụng đối với các đối tượng chính sách khác vay vốn tại Ngân hàng CSXH, ngay từ đầu năm, các Tổ TK&VV đã xây dựng quy chế hoạt động, duy trì nề nếp sinh hoạt định kỳ; thực hiện công khai, dân chủ trong bình xét cho vay, tích cực đôn đốc các tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ vốn vay đúng thời hạn quy định, ghi chép sổ sách, quản lý hồ sơ vay vốn chặt chẽ, đầy đủ. Trong quá trình quản lý các nguồn vốn, Hội phụ nữ xã luôn quan tâm đến các mô hình vay vốn sản xuất làm kinh tế từ các hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Điển hình như mô hình hội viên phụ nữ phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi lợn của chị Mai Thị Mùi- thôn La Hà Nam, xã Quảng Văn. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghiệp nên chị Mùi thấu hiểu những khó khăn, vất vả của nghề nông. Từ khi xây dựng gia đình, vợ chồng chị làm lụng vất vả nhưng cuộc sống vẫn không được cải thiện. Bao đêm trằn trọc với những suy nghĩ về hướng đi mới nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho gia đình. Năm 2010, chị đã được tạo điều kiện vay vốn từ NHCSXH, với tổng số tiền 50 triệu đồng để phát triển chăn nuôi. Tâm sự về hoàn cảnh gia đình, chị Mùi cho biết: “Sau khi được vay vốn từ NHCSXH, tôi đã mạnh dạn bàn với chồng đầu tư chuồng trại chăn nuôi. Thời gian đầu, chúng tôi chỉ mới nuôi 2 con lợn nái; sau đó tôi nhận thấy có thể phát triển kinh tế gia đình, thậm chí làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn, tôi đã tích cực học hỏi, tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ nhiều kênh thông tin khác nhau, cũng như tích cực tham gia các lớp tập huấn của Hội phụ nữ thị xã, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT triển khai tập huấn cho bà con tại xã, từ những kinh nghiệm thực tế cũng như nắm bắt các thông tin từ các buổi tập huấn đã giúp tôi có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm để phát triển mô hình của mình. Đến nay, sau hơn 10 năm xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, gia đình tôi đã thành công với đàn lợn nái 30 con, đàn lợn thịt 20 con và đàn lợn giống 40 con đang chờ xuất chuồng”. Nhờ sự đầu tư và chăm sóc đúng hướng, đàn lợn của gia đình chị đã phát triển ổn định, bắt đầu sinh sản và cho thu nhập. Cùng với phát triển đàn lợn, gia đình chị còn đầu tư máy xát gạo, đào ao thả cá, sau khi trừ chi phí thu lãi từ 200 đến 300 triệu đồng/năm. Hiện số tiền cả gốc và lãi của ngân hàng CSXH thị xã đã được gia đình chị trả hết đúng kỳ hạn. Ngoài mô hình của chị Mùi còn nhiều hội viên phụ nữ xã Quảng Văn đã được tiếp cận với nguồn vốn của NHCSXH để đầu tư phát triển kinh tế như: gia đình chị Trần Thị Tuyết, thôn La Hà Đông với mô hình thu mua nón lá; gia đình chị Phạm Thị Hiệp, thôn La Hà Tây với mô hình thu mua mây tre đan; gia đình chị Phạm Thị Thương, thôn La Hà Nam với mô hình VAC…Các mô hình đều đã góp phần tăng thu nhập gia đình, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Song song với công tác giải ngân, Hội phụ nữ xã Quảng Văn còn đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Trao đổi về vấn đề này, chị Đinh Thị Kim Cúc- Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Văn cho biết: “ Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, Hội phụ nữ xã Quảng Văn thường xuyên kiểm tra vốn vay kết hợp kiểm tra định kỳ được thực hiện thường xuyên ở 9/9 tổ vay vốn. Hội cũng phối hợp với NHCSXH tiến hành kiểm tra về mô hình đăng ký vay vốn lúc đầu và mô hình hiện tại của các hội viên, từ đó đảm bảo các hội viên vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và cho hiệu quả kinh tế cao”. Thông qua chương trình vốn vay ủy thác với NHCSXH, không chỉ tạo điều kiện giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ trong xã mà còn làm cơ sở thu hút tập hợp chị em phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tạo được sự đoàn kết trong chị em. Đối với chị em được vay vốn đã chủ động tạo công ăn việc làm, từ đó vai trò, vị trí được nâng lên rõ rệt. Không những vậy, thông qua chương trình vốn vay ủy thác Hội LHPN xã Quảng Văn đã tập hợp được chị em để tổ chức tuyên truyền hướng dẫn kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con tốt, tích cực xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, góp phần thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...