Thị xã Ba Đồn chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho vật nuôi mùa đông

Thứ hai - 28/12/2020 15:11
         Ngày 22-12-2020, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2331/UBND-KT yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho vật nuôi mùa đông 2020. Tại thị xã Ba Đồn, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát lại và gây không ít khó khăn cho các hộ chăn nuôi ở đây. Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ba Đồn, tính đến ngày 20/12/2020, trên địa bàn thị xã có 3 xã, phường gồm: Quảng Hoà, Quảng Tiên và Quảng Long có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên đàn lợn tại 07 hộ. Sau khi phát hiện dịch bệnh, các ngành chức năng đã tiến hành tiêu huỷ 61 con/61 con, với tổng trọng lượng 3.112kg. Hiện thị xã đang triển khai nhiều giải pháp để khống chế dịch bệnh, đồng thời tiến hành các biện pháp phòng chống đói rét cho vật nuôi trong vụ Đông Xuân này.
       Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trong vụ Đông Xuân 2020 - 2021 là rất cao, do: Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài; môi trường chăn nuôi sau lũ lụt bị ô nhiễm, thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh, phát triển; việc tái đàn, tăng đàn và hoạt động vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán tăng mạnh, trong khi công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật chưa chặt chẽ…vv…Để chủ động kiểm soát không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm, phát sinh và lây lan trên địa bàn, đồng thời tăng cường phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi, bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm, ngày 22-12-2020, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2331/UBND-KT yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, kiên quyết xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch kéo dài, lây lan, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; tăng cường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh động vật, biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh, đói, rét cho vật nuôi để người chăn nuôi biết áp dụng, đồng thời định hướng dư luận để bảo vệ sản xuất; rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung đợt 2 năm 2020 cho đàn vật nuôi, bảo đảm tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh và điều kiện về tái đàn lợn; chú trọng việc xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh.
      Bên cạnh đó, thị xã đang tăng cường công tác giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là vùng đã từng xảy ra dịch, vùng có nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao, phát hiện, cảnh báo sớm, xử lý dứt điểm, triệt để ổ dịch, đặc biệt là bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm…Đồng thời, xử lý nghiêm trường hợp giấu dịch, không khai báo làm dịch bệnh lây lan, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng, cung ứng, buôn bán các loại vắc xin không đảm bảo chất lượng, cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, găm hàng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vắc xin để tiêm phòng cho đàn vật nuôi; quản lý hoạt động giết mổ động vật, đặc biệt là cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ, xử lý nghiêm trường hợp giết mổ không được kiểm soát, nghiêm cấm việc buôn bán không đúng địa điểm quy định; chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói rét cho vật nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng không để trâu, bò bị đói, khát; nhốt trâu bò tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp dưới 120C và cho gia súc nghỉ làm việc; giữ khô nền chuồng, che chắn tránh gió lùa, làm áo khoác giữ kín, giữ ấm, tạo nguồn nhiệt (đốt trấu, củi) sưởi ấm cho trâu bò; vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, xử lý xác gia súc chết và chất thải vật nuôi theo quy định; Chủ động xử lý môi trường tại các khu vực có nguy cơ cao nhằm cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh… 
     Thị xã cũng tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho vật nuôi; thường xuyên cập nhật, thông tin kịp thời diễn biến thời tiết để người chăn nuôi biết, chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho vật nuôi.  
 

Tác giả bài viết: Lệ Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Hôm nay17,408
  • Tháng hiện tại322,177
  • Tổng lượt truy cập39,841,966
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây