Thị xã Ba Đồn với công tác giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương

Thứ năm - 10/09/2020 12:55
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn. Thời gian qua, thị xã Ba Đồn đã có nhiều nỗ lực trong công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Thời gian qua, UBND thị xã đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các xã, phường thực hiện rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tại 100% các thôn, khu phố trên địa bàn. Qua đó có cơ sở định hướng nghề nghiệp, mở các lớp đào tạo nghề phù hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và thị trường lao động, phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế. Một số ngành, nghề sau đào tạo đáp ứng yêu cầu về thị trường lao động, nâng cao tay nghề, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Công tác dạy nghề đã giúp lao động nông thôn tham gia các khóa học nghề hoặc tiếp cận với các ngành nghề mới, tạo thêm cơ hội có việc làm, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Để thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, thị xã Ba Đồn đã tổ chức được 11 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: xây dựng, sửa chữa điện lãnh, điện dân dụng, may công nghiệp, nghiệp vụ nhà hàng…. với 170 học viên; đặt hàng đào tạo nghề đối với Trung tâm Giáo dục- Dạy nghề 05 lớp với 175 học viên, 05 lớp của Trường Cao đẳng nghề tỉnh Quảng Bình.
Bên cạnh đó, UBND thị xã chỉ đạo phòng Lao động, Thương binh và xã hội, các xã, phường phối hợp với các trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động của tỉnh để đẩy mạnh tuyên truyền, mở các buổi hội thảo tư vấn xuất khẩu lao động. Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã, UBND các xã, phường, các tổ tiết kiệm và vay vốn hướng dẫn các đối tượng tham gia xuất khẩu, tu nghiệp sinh ở các nước hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để thực hiện vốn vay ưu đãi của tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, nhận thức người dân dần thay đổi, tay nghề lao động được nâng lên, thị trường xuất khẩu lao động đi các nước ngày càng được mở rộng. Ngoài ra, nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, thị xã Ba Đồn đã ưu tiên, tạo điều kiện để các địa phương mở rộng, phát triển các làng nghề thủ công như: Mây tre đan ở Quảng Thọ, nghề nón lá ở Quảng Thuận, Quảng Hải, Quảng Tân, nghề mặt mây ở thôn La Hà xã Quảng Văn.... Nhờ đó, số lao động sau khi học nghề phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình có hiệu quả; số hộ mở rộng sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hóa với quy mô, năng suất, thu nhập...
Bà Trương Thị Thanh Quỳnh cho biết: “Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua đều được thị xã hết sức quan tâm, đã triển khai và thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hàng năm, trên cơ sở, kế hoạch của UBND tỉnh, phòng Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND thị xã ban hành quyết định giao nhiệm vụ cho Trung tâm dạy nghề của thị xã. Đồng thời, hợp đồng, trách nhiệm với các đơn vị đào tạo trên địa bàn tỉnh có đủ khả năng, năng lực để đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Phần lớn các đối tượng lao động nghề sau khi được đào tạo đều tham gia vào tìm kiếm việc làm ổn định hoặc tham gia vào phát triển sản xuất và kinh doanh đạt được nhiều kết quả”.
Qua nhiều năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp về công tác Lao động, việc làm trên địa bàn thị xã. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản để thúc đẩy kinh tế của thị xã phát triển. Với những nỗ lực đó, công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo của thị xã có những chuyển biến rõ nét. Từ đầu năm đến nay, thị xã đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giảm nghèo cho 45 hộ nghèo thuộc diện người có công với cách mạng trên địa bàn thị xã. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 2,87%.
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu kế hoạch đề ra bên cạnh việc tiếp tục rà soát nhu cầu việc làm, kết nối giữa người lao động với các doanh nghiệp thị xã tăng cường chỉ đạo các xã, phường trên địa bàn thị xã phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt các hoạt động hỗ trợ phương tiện kỹ thuật sản xuất, định hướng phát triển, giới thiệu việc làm cho người lao động sau học nghề có nhu cầu, đăng ký. Đặc biệt, bám sát, quản lý chặt chẽ việc phân loại đối tượng học nghề, hỗ trợ kinh phí dạy nghề, quan tâm giải quyết việc làm sau đào tạo cho lao động..

Tác giả bài viết: Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập375
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm369
  • Hôm nay51,086
  • Tháng hiện tại276,214
  • Tổng lượt truy cập41,421,668
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây