Ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, ai cũng tấm tắc khen ông Hoàng Hữu Thào là một Người cao tuổi, một Cựu chiến binh xông xáo và một người chồng, người cha mẫu mực.
Sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, xã Quảng Minh xây dựng hợp tác xã bậc thấp rồi đến bậc cao. Lúc đó ông Hoàng Hữu Thào là ủy viên Ban thường vụ xã Đoàn đã dẫn đầu đoàn viên, thanh niên lên Chày (Bố Trạch) vỡ đất khai hoang. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, giặc Mỹ đem bom đánh phá miền Bắc, thì 3 ngày sau ông xung phong đi bộ đội. Vốn là một người có năng khiếu văn nghệ nên vào Tiểu đoàn 45, ông thường làm thơ, tham gia đóng kịch, được đi biểu diễn khắp nơi trong Tỉnh đội Quảng Bình. Năm 1965, ông chuyển sang đơn vị pháo phòng không ở cùng với ông Trương Con, người đã từng chỉ huy bắn rơi máy bay giặc Mỹ, vinh dự được Quốc hội và Chính phủ tặng Huân chương Chiến công hạng Ba. Trong trận đọ sức quyết liệt với máy bay địch tại Lý Hòa (Bố Trạch), ngày 26 tháng 5 năm 1965, ông bị thương. Năm sau (tháng 6 năm 1966), Tỉnh đội Quảng Bình thành lập đại đội trinh sát đặc công, ông được biên chế vào C13, thuộc trung đoàn Sông Hồng, sư 324, mặt trận B5. Lúc đó đồng chí Trần Sự, Tỉnh đội trưởng Quảng Bình thấy ông vóc người nhỏ nhắn lại ốm yếu do bị thương lần trước nên định rút sang Tỉnh đội bộ nhưng ông cứ nằng nặc xin đi chiến đấu. Có hai người cùng làng là ông Trương Con làm đại đội trưởng và Hoàng Thanh Luận làm đại đội phó C13 góp tiếng nói giúp nên ông Thào được vào chiến trường Trị Thiên chiến đấu. Trong suốt cuộc chiến tranh, chồng Nam vợ Bắc thỉnh thoảng họ gặp nhau như Ngưu Lang, Chức Nữ. Trong một trận đánh ở Cồn Tiên, Dốc Miếu ông Trương Con hy sinh còn ông Thào bị thương lần thứ hai. Ông được chuyển ra Bắc điều trị và về công tác ở Huyện đội Quảng Trạch. Nước nhà thống nhất, ông vào Sở Xây dựng Bình Trị Thiên ở Huế, sau khi chia tỉnh ông lại ra làm Trưởng Phòng Tổ chức Sở Xây dựng Quảng Bình. Bà Nguyễn Thị Liên vợ ông làm Bí thư phụ nữ xã cũng nghỉ hưu. Hai vợ chồng già săn sóc nhau. Bà bị bệnh tim nặng nên có thể ngất lên ngất xuống bất cứ lúc nào. Ông trở thành “bác sỹ” riêng, bấm huyệt, hô hấp nhân tạo khi bà bất tỉnh nhân sự. Hai ông bà rất thương nhau. Trong bài “Khi em vắng nhà” ông thổ lộ tâm trạng khi người bạn đời đi vắng thăm con cháu: Mỗi bận em vắng nhà Đêm căn phòng trống trải Nỗi nhớ mong vời vợi Mình anh hóa buồn tênh Em ơi thời chiến tranh Nhớ thương vào khóe mắt Anh nơi chiến trường xa Trĩu hai đầu nỗi nhớ… Về địa phương, ông làm chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh rồi tiếp đến là Chi hội trưởng chi Hội Người Cao tuổi xóm 6 thôn Nam Minh Lệ. Ông còn làm Phó ban bảo tồn Di tích Lịch sử, Văn hóa của xã. Ông chủ biên cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Minh. Việc nào ông cũng làm hết trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc. Ông thường giúp bà con xung quanh bấm huyệt, chữa bệnh cứu người. Ông còn bày cho mọi người trồng cây thuốc Nam để chữa một số bệnh thông thường. Có những người cao huyết áp uống thuốc tây không hạ nhưng ông chỉ lấy một nắm lá rau ngót giã lấy nước uống là hạ liền. Trong việc giáo dục con cháu trong nhà ông rất mẫu mực. Các con ông, ai cũng chăm ngoan học giỏi. Lớn lên dù công tác xa quê nhưng năm nào cũng hướng về làng giúp đỡ bà con khi gặp thiên tai hoạn nạn. Đặc biệt là trong công tác khuyến học khuyến tài. Ông Hoàng Hữu Thào là một tấm gương sáng của Hội Người Cao tuổi và Hội Cựu chiến binh xã Quảng Minh quê tôi.
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...