Nghĩa vụ quân sự và những điều cần biết

Thứ hai - 18/11/2019 09:31

Nghĩa vụ quân sự và những điều cần biết

Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là 05 năm tù.
Đợt nhập ngũ năm 2020 đang đến gần. Bạn đã biết gì về các vấn đề liên quan đến thực hiện nghĩa vụ quân sự thời bình?

Dưới đây là tổng hợp các nội dung cần biết về thực hiện nghĩa vụ quân sự:

 

Thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Là nghĩa vụ của mọi công dân

Theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, mọi công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

2. Độ tuổi gọi nhập ngũ

- Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

- Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự: 24 tháng (Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự).

3. Trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự (Điều 14, 41 - Luật Nghĩa vụ quân sự)

- Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

nghĩa vụ quân sự

3. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hàng năm.

4. Không có mặt theo giấy gọi kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền đến 1,2 triệu đồng

Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

- Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng với hành vi không có mặt đúng thời gian, địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển mà không có lý do chính đáng (Điều 5).

- Phạt tiền từ 800.000 - 1,2 triệu đồng với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng (khoản 1 Điều 6).

- Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng với hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự (khoản 2 Điều 6).

- Phạt tiền từ 1,5 - 2,5 triệu đồng với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ (Điều 7).

5. Trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tù đến 05 năm

Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm. Mức phạt cao nhất của tội này là 05 năm tù trong trường hợp: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến; Lôi kéo người khác phạm tội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập908
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm905
  • Hôm nay51,332
  • Tháng hiện tại51,332
  • Tổng lượt truy cập41,196,786
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây