TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TRÊN HỆ THỐNG LOA TRUYỀN THANH CƠ SỞ

Chủ nhật - 03/10/2021 11:02
Kỳ 1
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 2502/QĐ-UBND NGÀY 06/8/2021 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (LAO ĐỘNG TỰ DO) GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Phạm vi điều chỉnh: trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng áp dụng: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị nghỉ việc, ngừng việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày liên tục trở lên, trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 để phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể người lao động tự do làm các nghề, công việc sau đây:
- Thu gom phế liệu, bốc vác ở bến tàu, bến xe;
          - Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô chở khách, lái xe điện 04 bánh chở khách du lịch;
          - Bán lẻ vé xổ số kiến thiết lưu động (không bao gồm đại lý);
          - Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
          - Lao động trong các cơ sở giữ trẻ tại nhà;
- Lao động tự làm hoặc làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm tiệc cưới lưu động); cơ sở lưu trú du lịch; các đơn vị khai thác các sản phẩm du lịch, khu, điểm tham quan du lịch (bao gồm nhân viên khuân vác, đầu bếp, người phục vụ, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, lái thuyền và nhân viên phục vụ thuyền vận tải chở khách du lịch); chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, tiệm nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, quán internet, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, quán cafe, phòng tập gym, yoga, zumba, khu vui chơi, thể dục thể thao).
3. Điều kiện hỗ trợ
- Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn 1.500.000 đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/người/tháng (mức chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025) và gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Từ 15 tuổi trở lên đối với các đối tượng được nêu trên;
- Cư trú hợp pháp tại địa phương (thường trú hoặc tạm trú);
- Có thời gian làm công việc được nêu ở trên từ 30 ngày liên tục trở lên (tính đến thời điểm hỗ trợ) và có thu nhập chính từ công việc này.
4. Nguyên tắc hỗ trợ
- Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, không bỏ sót đối tượng.
- Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của chính sách và nguồn lực để thực hiện. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt, mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần chính sách hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
- Phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời chính sách hỗ trợ đến người lao động.
- Trích từ nguồn dự phòng ngân sách, dự trữ tài chính và cải cách tiền lương, ngân sách tỉnh hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố 70% thực chi để hỗ trợ cho đối tượng. Các huyện, thị xã, thành phố sử dụng các nguồn dự phòng chi ngân sách (bao gồm cả ngân sách xã, phường, thị trấn) và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ 30% thực chi còn lại để hỗ trợ đối tượng.
5. Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người.
6. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng tiền mặt.
7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện
7.1. Hồ sơ:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ;
- Giấy xác nhận về tình trạng việc làm của đối tượng đề nghị hưởng chính sách của Chính quyền cấp xã nơi tạm trú hoặc cơ quan, đơn vị nơi người lao động làm việc (đối với trường hợp người lao động đề nghị hưởng chính sách nơi tạm trú).
7.2. Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1: Người lao động gửi Đơn đề nghị (theo mẫu) đến  Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đề nghị hưởng trợ cấp kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2021.
Bước 2: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hỗ trợ của người lao động, UBND cấp xã tổ chức rà soát, thẩm định danh sách các đối tượng đề nghị hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện trình UBND cấp huyện.
Bước 3: Trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trong trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trong 02 ngày làm việc, Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chi trả các đối tượng được hỗ trợ theo danh sách phê duyệt của Ủy ban nhân dân huyện.
8. Thời gian triển khai chính sách sách hỗ trợ
- Được thực hiện từ ngày 01/5/2021 đến 31/12/2021
- Riêng đối với các đối tượng bị ảnh hưởng từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/7/2021, thời gian hoàn thành việc hỗ trợ chậm nhất trước ngày 25/8/2021.

























Kỳ 2
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới)
 1. Các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:
a) Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện;
b) Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
c) Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường...) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán l, x s kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn...) trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên dây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bo đảm an toàn phòng, chống dịch như: trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư đ ra tay, sát khun tại cơ sở và bo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
đ) Hoạt động vận chuyn hành khách công cộng liên tỉnh, nội tnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn ca Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khun để ra tay cho hành khách.
Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bo đảan toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
e) Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.
g) Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.
h) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời gian, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cn thiết phải tổ chức thì do cp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chng lây nhim như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đi với từng tnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quc gia phòng, chng dịch COVID-19.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại Mục 1 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chng dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cu sau:
a) Tnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chng dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tnh, thành ph trc thuộc Trung ương có nguy cơ:
- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cn thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công s, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách ti thiu 01m khi tiếp xúc.
c) Các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:
- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiu 01m khi tiếp xúc.
d) Chủ tịch y ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị s 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 ca Thủ tướng Chính phủ.





Kỳ 3
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 116/NQ-CP NGÀY 24/9/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TỪ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
a) Đi tượng áp dụng
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (khônbao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thi gian đóng bảo him tht nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gm người hưng lương hưu hàng tháng.
b) Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp ca người lao động, cụ thể như sau:
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.
c) Nguồn kinh phí: khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.
d) Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2. Giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
a) Đối tượng áp dụng
Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 ca Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.
b) Mức giảm đóng
Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
c) Thời gian thực hiện giảm mức đóng
12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

















Kỳ 4
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Theo Công văn số số 2601/VPCP-KGVX ngày 03/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19)
1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân  nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, tr các trường hợp thật sự cần thiết:
a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,...
c) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ s nêu tại mục 2 văn bản này.
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tr lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công s, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
2. Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); cơ s giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ s kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ s nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:
a) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đ phương tiện, vật tư phòng, chng dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;
b) Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;
c) Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;
d) Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ s nêu trên.
Ch tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ s sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình ch hoạt động.
3. Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên ch nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.
Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Các địa phương bãi bỏ ngay các biện pháp dừng, ngăn cấm người và phương tiện qua lại địa phương mình không đúng với Chỉ thị số 16/CT-TTg.
4. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
5. Các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan, chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm phù hợp với các nội dung nêu trên; phối hợp, giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề vướng mắc phát sinh.
II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT LIỆT THỰC HIỆN ĐỢT CAO ĐIỂM PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19)
a) Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
b) Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
c) Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.
d) Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Thủ tướng Chính phủ, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm, kỷ luật nghiêm đối với người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tụ tập đông người.

Nguồn tin: Sở Tư pháp QB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm78
  • Hôm nay20,237
  • Tháng hiện tại818,796
  • Tổng lượt truy cập34,349,515
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây