Đình làng bên sông

Đình làng bên sông

  •   27/02/2019 02:24:00 PM
  •   Đã xem: 1292
Làng Phù Trịch (Quảng Lộc, TX. Ba Đồn) vốn nổi danh bởi chiến thắng Phù Trịch - La Hà những năm chống Pháp ác liệt. Mảnh đất này vẫn còn lưu dấu bao giá trị lịch sử, văn hóa vững bền theo thời gian. Đình làng Phù Trịch là nơi hội họp, diễn ra các hoạt động văn hóa-văn nghệ, lưu giữ nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp và còn là hiện thân của tình đoàn kết cộng đồng.

Ba Đồn: Rộn rã ngày xuân với các trò chơi dân gian trong dịp tết cổ truyền

  •   05/02/2019 08:52:00 AM
  •   Đã xem: 1333
          Tổ chức các trò chơi dân gian là nét đẹp văn hóa tạo nên không khí vui tươi, hào hứng trong những ngày đầu xuân, đồng thời tạo nên sự đoàn kết, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân ở trên địa bàn thị xã Ba Đồn.
Thị xã Ba Đồn tích cực thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thị xã Ba Đồn tích cực thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

  •   16/11/2018 11:35:45 AM
  •   Đã xem: 1204
Xác định tiêu chí môi trường là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng sống của người dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM), thời gian qua, thị xã Ba Đồn đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.

Xã Quảng Trung: Viết tiếp truyền thống quê hương

  •   06/09/2018 02:35:47 PM
  •   Đã xem: 2121
Quảng Trung (thị xã Ba Đồn) là xã thuần nông, nằm bên con sông Gianh hiền hoà, thơ mộng. Nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu những móc son lịch sử của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước… Tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha anh, ngày nay, Quảng Trung tự hào là một trong những điểm sáng của công cuộc xây dựng, phát triển quê hương giàu đẹp, xứng đáng là mảnh đất anh hùng.
Đất Anh hùng, làng sinh Tướng

Đất Anh hùng, làng sinh Tướng

  •   31/08/2018 11:11:00 AM
  •   Đã xem: 2704
Tháng Tám mùa thu, dọc theo dòng Gianh thơ mộng, chúng tôi ngược lên thăm xã anh hùng, làng "sinh Tướng" ở thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Nghiên cứu - trao đổi: Di sản văn hóa. Đình làng Tượng Sơn và danh tướng Nguyễn Dụng trong tâm thức của người dân Quảng Long  (thị xã Ba Đồn - Quảng Bình)

Nghiên cứu - trao đổi: Di sản văn hóa. Đình làng Tượng Sơn và danh tướng Nguyễn Dụng trong tâm thức của người dân Quảng Long  (thị xã Ba Đồn - Quảng Bình)

  •   28/07/2018 10:00:00 PM
  •   Đã xem: 3295
   Xã hội Việt Nam thời xưa, đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng. Sự ra đời của đình làng đánh dấu bước phát triển trong cơ cấu tự trị dân chủ làng xã. Theo một số tài liệu, đình ra đời từ thời Lê Sơ với các chức năng: Tín ngưỡng, hành chính và văn hóa.     Về mặt tín ngưỡng, đình được thờ Thành Hoàng làng, những người có công “tiền hiền”, “hậu hiền” khai khẩn đất đai, mở mang nghề nghiệp. Về chức năng hành chính, đình làng là trụ sở để các chức sắc xem xét, giải quyết các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, bắt đinh, thu thuế….Với tư cách đó, đình làng đã kết nối cộng đồng, quan hệ làng xã và giữa người dân với chính quyền địa phương. Về chức năng văn hóa, trong suốt chiều dài lịch sử, hình ảnh “Cây đa, bến nước sân đình” đã đi vào tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. Đình là trung tâm văn hóa của làng, thể hiện cô đọng thông qua các lễ hội truyền thống. 

Ba Đồn, những ngày tháng tư...

  •   02/05/2018 02:07:06 PM
  •   Đã xem: 1215
Toạ lạc bên bờ Bắc sông Gianh, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn, (trước kia là thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch) không chỉ lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống quý giá, mà còn là miền quê cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Ngày nay, Ba Đồn tự hào là một trong những điểm sáng trên con đường xây dựng, phát triển quê hương giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của phường.

Người lính 30 tháng 4 năm ấy

  •   26/04/2018 12:22:20 PM
  •   Đã xem: 1253
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Xạ thủ số 2 Nguyễn Thị Miện và người chỉ huy trung đội 12 li 7 Hoàng Thị Hữu (bà Miện mặc quân phục Cựu chiến binh bên trái, bà Hữu mặc áo quần bà ba bên phải)

Nỗi đau chiến tranh

  •   05/04/2018 08:16:00 AM
  •   Đã xem: 1039
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên trong một lần về thăm quê

Không có tình yêu không thể lớn thành người

  •   26/02/2018 10:42:00 AM
  •   Đã xem: 906
 Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên tên thật là Nguyễn Hữu Vũ. Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1923, tại làng Trung Thôn - Quảng Trung - Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn - Quảng Bình). Ông tham gia cách mạng khi còn nhỏ. Mười lăm tuổi đầu ông đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương rồi bôn ba khắp các chiến trường. Cũng như bao vị tướng của nhân dân, tình yêu lứa đôi nảy nở trong đấu tranh cách mạng.
Lãnh binh Mai Lượng

Lãnh binh Mai Lượng với phong trào Cần Vương trên quê hương Quảng Bình

  •   07/02/2018 02:44:00 PM
  •   Đã xem: 3012
  Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược đầu tiên trên mảnh đất Đà Nẵng nhưng vấp phải sự giáng trả quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Năm 1873, giặc Pháp đánh ra Bắc Kỳ lại bị nhân dân Bắc Kỳ đánh cho tả tơi đành phải trao trả lại những vùng đất tạm chiếm.

Kỷ niệm đẹp với Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên

  •   07/02/2018 02:34:00 PM
  •   Đã xem: 1153
Bố tôi là một ông đồ nghèo dạy chữ Nho ở làng Minh Lệ, xã Minh Trạch, (nay là xã Quảng Minh), huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Là con út trong gia đình, ông bắt tôi ở nhà để học chữ Nho với ông, như ông anh cả của tôi. Mãi đến năm 1938, tôi mới được học chữ quốc ngữ ở trường tiểu học Thọ Linh. Bạn bè cùng trang lứa đã vượt hơn tôi hai, ba lớp.
Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương (bên phải) về dự Hội làng Minh Lệ tại đình làng - 2016

Giáo sư sinh ra từ làng

  •   07/02/2018 02:30:00 PM
  •   Đã xem: 1582
Hồi đó Trần Ngọc Vương có các bộ sách “Tam quốc diễn nghĩa” và “Đông Chu liệt quốc” nên đi chăn bò anh mang theo để đọc. Với trí nhớ tuyệt vời, tài hùng biện, diễn thuyết anh đã chinh phục lũ con nít chúng tôi ngay từ thuở thiếu thời. Mỗi buổi, đứa nào cũng phải nhổ một nắm cỏ cho bò anh ăn mới được nghe anh kể chuyện. Chúng tôi thường vào bìa làng ngồi dưới bóng cây nhìn ra cánh đồng và thay nhau đi đuổi bò không được để ăn lúa hợp tác xã. Có những người lớn hơn anh một vài tuổi cũng đi đuổi bò cho anh để được nghe đọc truyện Tam quốc.
Đình Minh Lệ

Đình Minh Lệ

  •   07/02/2018 02:22:00 PM
  •   Đã xem: 2468
Giữa thế kỷ XV, Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (còn gọi là Trương Đức Trọng, quê ở Hải Dương) vâng mệnh vua Lê vào trấn giữ vùng đất Thuận Hoá. Trương Hy Trọng tên thật là Trương Công Chấn - Hậu duệ của Trương Công Án (làm quan Tham lang Tướng ở phủ Tể tướng Trần Nguyên Hãn). Ông đã chiêu dân, lập ấp khai phá đầm lầy, dựng lên làng bản. Đại quân của ông đã vượt qua sông Nan, sông Son (Hai nhánh của sông Gianh - Linh Giang) tiến đánh quân Lồi. Ngày ấy trên sông Nan có một khúc sông cạn, hẹp, voi và ngựa của ngài lội qua bờ Nam đi đánh giặc nên người ta gọi là Bến Lội. Bến Lội cách cầu Minh Lệ ngày nay gần 300 mét về phía tây. Dẹp xong giặc Lồi, (tức giặc Lôi Nam - Chiêm Thành) ông đã cùng ba quân dưới quyền đứng đầu ba dòng họ: Nguyễn, Hoàng, Trần lấy vùng đất Hạ Yên Trạch (Bắc Minh Lệ) làm nơi kết nghĩa anh em.
Đình làng La Hà, một trong những công trình có kiến trúc nghệ thuật tinh xảo bậc nhất của tỉnh Quảng Bình (Hiền Chi)

La Hà-Làng văn hóa khoa bảng

  •   06/02/2018 04:02:00 PM
  •   Đã xem: 2320
        Chỉ trong gần một thế kỷ dưới triều nhà Nguyễn, làng La Hà (xã Quảng Văn, huyện Quảng Trạch (nay là TX.Ba Đồn) đã có tới 5 vị tiến sĩ, 1 vị phó bảng và 32 vị cử nhân. Không dừng lại ở đó, đất La Hà thời nào cũng có người đỗ đạt cao, vì thế mà được xếp thứ 2 trong “bát danh hương” và được mệnh danh là làng khoa bảng nổi tiếng nhất ở đất Quảng Bình.
Hoàng Hiếu Nhân cùng với tác giả Hoàng Minh Đức tại nhà thầy giáo Hoàng Hiếu Nghĩa - năm 2009.

Cơm áo không đùa với khách thơ

  •   26/01/2018 08:09:00 AM
  •   Đã xem: 1781
       Vẻn vẹn chỉ có 33 bài thơ, “nhà thơ thần đồng” Hoàng Hiếu Nhân xuất hiện trên bầu trời Văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám như một vệt sao băng, lóe sáng rồi vụt tắt. Nhiều nhà thơ, bạn hữu của Hoàng Hiếu Nhân đều tiếc nuối cho một tài năng xuất chúng. Nhưng anh đã rẽ sang hướng khác để rồi phải gục ngã xuống nơi đất khách quê người vì bệnh tật, ở xứ trời Âu - Belarus cách xa đất Mẹ Việt Nam hàng vạn cây số.
Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay24,967
  • Tháng hiện tại688,651
  • Tổng lượt truy cập34,219,370
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây