Người dân không nên tích trữ thực phẩm, hạn chế tụ tập nơi đông người

Thứ sáu - 13/03/2020 21:43
Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, người dân lo lắng là đúng nhưng lo lắng phải thể hiện bằng hành động thực tế, không nên hoảng sợ, hoang mang quá mức. Đặc biệt, trong việc mua sắm, không nên đổ xô mua hàng tích trữ, bởi hàng hóa trong nước luôn dồi dào.
Trên trang cá nhân của mình, một chủ cửa hàng tạp hóa cam kết không tăng giá các mặt hàng.
Trên trang cá nhân của mình, một chủ cửa hàng tạp hóa cam kết không tăng giá các mặt hàng.
Từ sau khi ca dương tính với Covid-19 thứ 17 được được phát hiện, người dân ở thị xã Ba Đồn nói riêng và người dân cả nước nói chung đã đua nhau đi mua thực phẩm để dự trữ. Những mặt hàng mà người dân mua nhiều nhất đó chính là gạo, trứng, giấy vệ sinh, mỳ tôm...
Có mặt tại trung tâm thương mại Thiện Nhân, chúng tôi nhận thấy lượng người mua hàng các thực phẩm nêu trên rất lớn, trò chuyện với chị Nguyễn Thị Hương, người dân phường Quảng Thuận cho hay:
“Nghe thông tin tình hình dịch bệnh có thể bùng phát trở lại nên tôi đã mua 5 thùng mỳ tôm và các loại gia vị để cất dùng dần, vì sợ sau này hàng hóa sẽ khan hiếm và tăng giá như khẩu trang y tế”
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên thì trên địa bàn thị xã chưa xảy ra tình trạng tăng giá bán so với quy định. Các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng tạp hóa cam kết không tăng giá bán các mặt hàng. Chia sẻ với chúng tôi, anh Hà Thiện Linh- Chủ quầy tạp hóa Linh Ngân, có địa chỉ 66 Đào Duy Từ- phường Ba Đồn cho biết:  “Mấy ngày hôm nay, người dân mua các loại thực phẩm như mỳ ăn liền, gạo, giấy vệ sinh để sử dụng tăng lên rất nhiều, nhưng mà bản thân tôi luôn đặt uy tín bán hàng lên hàng đầu nên không lợi dụng dịch bệnh để tăng giá các mặt hàng”
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Song Hà- Bác sĩ chuyên khoa II- Trưởng phòng Y tế thị xã Ba Đồn cho rằng, người dân cần bình tĩnh tuân thủ các hướng dẫn về y tế, không hoang mang theo các thông tin đồn thổi để chung sức chống dịch bệnh. Cũng theo Trưởng phòng Y tế thị xã Ba Đồn thì việc người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ và ôm hàng có thể khiến giá thực phẩm tăng bất thường và những người nghèo, người có thu nhập thấp khó có thể mua được. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh tật và gia tăng sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong xã hội trong việc tiếp cận những cơ hội đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó, hành động này cũng phản ánh ý thức trách nhiệm của một bộ phận người dân trong xã hội chưa cao, vẫn còn mang tính vị kỷ, nghĩ cho bản thân. Điều này phần nào đi ngược lại với truyền thống đoàn kết, trách nhiệm và sẻ chia của ông cha ta ngày xưa.
Nhiều chuyên gia y tế cũng cho rằng, người dân không nên tích trữ đồ ăn, không nên đến các nơi đông người như siêu thị để cố gắng ôm hàng. Đây sẽ là nơi tập trung rất nhiều người có thể dẫn đến mất kiểm soát và virus sẽ phát tán cực nhanh.
Mọi người không nên mất bình tĩnh, chỉ cần mua hàng đủ dùng hàng ngày thì đảm bảo thực phẩm sẽ không bao giờ bị thiếu hụt, không ai thiếu đồ dùng cả. Thị trường vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả mọi người, đừng quá lo lắng sẽ khiến mọi thứ khó kiểm soát hơn.
Điều quan trọng nhất hiện giờ vẫn là hạn chế tới nơi đông người, rửa tay thường xuyên. Tự chăm sóc nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình. Thường xuyên theo dõi thời sự, nắm bắt thông tin chính xác để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và những người xung quanh.
 

Tác giả bài viết: Hồng Sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập508
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm499
  • Hôm nay19,319
  • Tháng hiện tại324,088
  • Tổng lượt truy cập39,843,877
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây