Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp

Thứ ba - 03/05/2022 15:00
 Ngày 29/4/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 698/KH-UBND về việc chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng, hoàn thiện Chính quyền số gắn liền với cải cách hành chính, công vụ, đồng hành, đồng bộ với xây dựng đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng suất lao động, thúc đẩy hình thành các mô hình sản xuất, kinh doanh mới có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực vào tăng trưởng GRDP hàng năm; đồng thời thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân, giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển.

Trong đó mục tiêu đế năm 2025: 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp bằng hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; trên 50% hồ sơ TTHC nộp trực tuyến; tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 95% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước)... Ngoài ra, phấn đấu Quảng Bình thuộc nhóm 30 tỉnh dẫn đầu về Chính quyền điện tử, Chính quyền số của toàn quốc; kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; tỉnh thuộc nhóm trung bình khá về chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của toàn quốc, thuộc nhóm khá về bảo đảm an toàn, an ninh mạng...

Định hướng đến năm 2030, giảm 30% các TTHC, tăng 30% dịch vụ mới có tính sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 95% hồ sơ công việc cấp huyện, 80% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; duy trì và từng bước nâng thứ hạng của Quảng Bình trên Bảng xếp hạng Chỉ số Chính quyền số của tỉnh, thành phố trên toàn quốc; kinh tế số chiếm 25% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 95% hộ gia đình; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G đạt 100% đến xã và điện thoại di động thông minh đạt 99% hộ gia đình; trên 90% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử; 90% người dân trưởng thành có thể truy cập hồ sơ bệnh án điện tử và thanh toán viện phí không dùng tiền mặt; tối thiểu 02 đô thị trực thuộc tỉnh cơ bản đạt nền tảng về đô thị thông minh; duy trì Quảng Bình thuộc nhóm khá về bảo đảm an toàn, an ninh mạng...

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân; bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh...

PV Hồng Mến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay4,164
  • Tháng hiện tại597,125
  • Tổng lượt truy cập40,116,914
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây