17:32 03/10/2022
(TG) - Thực tiễn đời sống chính trị cho thấy, càng đi vào quá trình phát triển hiện đại hóa, càng có nguy cơ quyền lực bị lạm dụng tha hóa; song, nhu cầu, quyết tâm, kỹ năng và năng lực kiểm soát quyền lực để quyền lực phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội bền vững cũng có xu hướng ngàng càng khả thi, hiệu quả hơn. Kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu nói riêng ở nước ta hiện nay đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy “mục tiêu kép” kiểm soát quyền lực gắn với phát huy vai trò của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức quyền lực ở Việt Nam hiện nay.