Công văn V/v chủ động sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ liên tiếp, kéo dài.

Thứ bảy - 10/10/2020 20:43
Thực hiện Công văn số 1836/UBND-KT ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc chủ động sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ liên tiếp, kéo dài; Để chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai, nhất là bão mạnh, lũ lớn có thể xảy ra liên tiếp, kéo dài trong thời gian tới, UBND thị xã yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH Phòng thủ dân sự thị xã, các phòng, ban, ngành, đơn vị và UBND các xã, phường theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung triển khai các nội dung chính sau:
1. Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” đặc biệt là ở cấp địa phương, cơ sở; nâng cao trách nhiệm chỉ huy, chỉ đạo, tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn có nghiệp vụ chuyên môn, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt trong tình huống thiên tai xảy ra liên tiếp, kéo dài.
2. UBND các xã, phường rà soát kế hoạch, các địa điểm, khu vực sơ tán dân đối với các dân cư ở khu vực thấp, trũng, ven biển, cửa sông, nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực có các sông. Chủ động gia cố chắc chắn, vệ sinh, tiêu độc khử trùng các khu vực, địa điểm sơ tán dân đảm bảo an toàn cho Nhân dân đối với các tình huống thiên tai cũng như dịch bệnh Covid - 19. Báo cáo kết quả rà soát kế hoạch sơ tán dân về Cơ quan thường trực phòng chống thiên tai - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH Phòng thủ dân sự thị xã (Phòng Kinh tế) trước ngày 13/10/2020, để tổng hợp báo cáo UBND thị xã và Văn phòng thường trực - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH Phòng thủ dân sự tỉnh.
3. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên trước, trong, sau thiên tai, đồng thời hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng học tập.
4. Khi có tình huống bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra: Kiểm đếm chặt chẽ, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn hoặc di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; hướng dẫn neo đậu, không để xảy ra thiệt hại do va đập, cháy nổ trong khu neo đậu. Kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn với các cấp gió bão; tổ chức chặt tỉa cành cây, hướng dẫn chằng chống, gia cố nhà cửa, bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trường học, cơ sở y tế, các tháp cao, hệ thống lưới điện, các cổng chào, biển quảng cáo lớn... để giảm thiểu thiệt hại; không chủ quan, không để xảy ra tai nạn trong khi gia cố, chằng chống nhà cửa, sơ tán vật dụng; triển khai phương án sơ tán người dân ở những nơi nguy hiểm đến nơi an toàn theo từng kịch bản, cấp độ thiên tai trước khi bão đổ bộ.
5. Khi có mưa lũ xảy ra: Theo từng cấp độ thiên tai, huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ở khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng thấp trũng, ven sông suối, những hộ không đảm bảo an toàn phải kiên quyết vận động di dời, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, trong đó chú ý phương án có thể phải sơ tán dài ngày, đồng thời đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí tạm cho các hộ phải di dời, không để người dân thiếu đói, rét. Thông tin kịp thời, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong các hoạt động, nhất là việc đi lại khi có mưa, lũ. Triển khai phương án bảo vệ các ao hồ, lồng bè nuôi trồng thủy sản, khơi thông các vườn cây lâu năm, cây ăn quả...; sẵn sàng di dời gia súc, gia cầm tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu đến nơi an toàn. Tranh thủ các khoảng thời tiết thuận lợi khẩn trương thu hoạch nhanh gọn các diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các khu vực nuôi cá lồng trên sông với số lượng lớn như: thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh; thôn Cồn Sẽ, xã Quảng Lộc...
6. Kiểm tra rà soát sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa, công trình bị hư hỏng, đang thi công, nhất là các hồ chứa nhỏ, xung yếu; chỉ đạo vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa, lũ.
7. Sẵn sàng, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, kiểm tra các bên đò ngang, các nơi ngập sâu, nước chảy xiết, chủ động dừng hoạt động đối với các cầu phao, đò ngang khi có mưa lũ lớn, nghiêm cấm việc người dân vớt củi, đánh bắt thủy sản trên sông, suối, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người sau mưa lũ, bão; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
8. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh trật tự, nhất là trong thời gian trước, trong và sau Đại hội đảng bộ tỉnh và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
9. Khi có tình huống thiên tai bão, lũ xảy ra phải nắm thông tin về người dân đang còn ở trong rừng, yêu cầu ra khỏi rừng hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
10. Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm, nước uống phục vụ Nhân dân khi có yêu cầu, có tính đến khả năng mưa lũ, ngập úng, chia cắt kéo dài, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng cồn bãi thường xuyên bị chia cắt.
11. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cán bộ và Nhân dân về công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, lưu ý tình huống thiên tai có thể xảy ra liên tiếp và kéo dài.
12. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, đưa ra nhận định sớm, đảm bảo độ tin cậy để thông tin đến các phòng, ban, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả.
13. Tổ chức, bố trí các lực lượng để kịp thời xử lý đảm bảo thông tin liên lạc, điện sản xuất, sinh hoạt thông suốt trong mọi tình huống.
14. Ngay sau thiên tai, khẩn trương thực hiện các giải pháp sớm ổn định đời sống của Nhân dân, khẩn trương vệ sinh môi trường, khắc phục, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
15. Thực hiện thống kê, thiệt hại theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT, đảm bảo chính xác mức độ thiệt hại trước khi báo cáo UBND thị xã, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH Phòng thủ dân sự thị xã. Chủ tịch UBND các xã, phường; Thủ trưởng các đơn vị, ngành liên quan chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu báo cáo.
UBND thị xã yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH Phòng thủ dân sự thị xã, các phòng, ban, ngành, đơn vị và UBND các xã, phường triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trên./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN WEBSITE BADONTV.VN - TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO VÀ TRUYỀN THÔNG THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ Website: badontv.vn Tên gọi: BĐRT (BaDon Radio Television) Trang thông tin điện tử tổng hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã Ba Đồn. Tôn chỉ, mục đích: Website được xây dựng, hoạt động nhằm đăng tải, lưu trữ các văn bản bao gồm tin tức, sự kiện,...

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm282
  • Hôm nay13,576
  • Tháng hiện tại96,839
  • Tổng lượt truy cập34,526,366
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây