V/v tham gia ý kiến góp ý Dự thảo báo cáo Kết quả rà soát đánh giá thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Thứ hai - 19/09/2022 12:13
V/v tham gia ý kiến góp ý Dự thảo báo cáo Kết quả rà soát đánh giá thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN
THỊ XÃ BA ĐỒN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Số:            /BC-UBND Ba Đồn, ngày       tháng      năm 2022
DỰ THẢO
Kết quả rà soát đánh giá thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
 
 

I. Đặc điểm tình hình chung
Thị xã Ba Đồn được thành lập theo Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập thị xã Ba Đồn. Có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch, phía Tây giáp huyện Tuyên Hóa, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp biển Đông, thị xã gồm có 16 xã, phường (10 xã; 06 phường); diện tích tự nhiên 162km2, dân số 107.267 nhân khẩu. Địa hình thị xã có độ dốc từ Tây sang Đông, bị chia cắt bởi sông Gianh và nhiều vùng cồn bãi biệt lập, giao thông đi lại khó khăn, nối liền hai vùng bằng một tuyến đường duy nhất (TL559) qua cầu Quảng Hải. Như vậy sau khi được thành lập thị xã Ba Đồn có 10 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và trong quá trình thực hiện Chương trình từ năm 2010 đến nay đã gặp không ít những khó khăn như: tình hình thời tiết diễn biến phức tạp; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi khó kiểm soát; giá một số mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; Sự cố ô nhiễm môi trường biển, thiên tai bão, lũ, hạn hán, tình hình dịch bệnh, đặc biệt dịch viêm phổi cấp Covid-19 diễn biến khó lường, tác động xấu đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã và một số bất lợi khác đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai thực hiện. Song được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Thị ủy Ba Đồn, HĐND thị xã, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng nổ lực của cấp ủy, chính quyền nhân dân các xã. Do đó từ năm 2010 đến nay nền kinh tế, xã hội tiếp tục ổn định qua hằng năm, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập của lao động ở khu vực nông thôn tăng lên, các hoạt động văn hóa xã hội được duy trì và chuyển biến tích cực, tình hình an ninh quốc phòng được giữ vững, các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp cũng đã được triển khai về tận người dân, tạo điều kiện cho người dân tham  gia sản xuất. Công tác xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo lộ trình, kế hoạch đề ra, bộ mặt nông thôn mới có nhiều khởi sắc.
II. Căn cứ triển khai thực hiện xây dựng thị xã Ba Đồn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới;
- Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;
Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025;
- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025;
- Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
- Quyết định 1667/QĐ-UBND ngày 21/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.
III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng thị xã Ba Đồn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
1. Công tác chỉ đạo, Điều hành
- Kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình từ thị xã đến các xã hằng năm sau khi có sự thay đổi về nhân sự; thay đổi nội dung đánh giá thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025.
- Tham mưu nội dung văn bản công tác chỉ đạo xây NTM mới cho Ban Thường vụ Thị ủy; Đề xuất Hội đồng nhân dân thị xã Ba Đồn phân bổ ngân sách thực hiện Chương trình nông thôn mới hằng năm.
- Phân công địa bàn phụ trách chỉ đạo xây dựng NTM cho các thành viên BCĐ thị xã phụ trách các xã; căn cứ chức năng, nhiệm vụ để phân công cho các phòng, ban ngành trực thuộc UBND thị xã phụ trách các tiêu chí, nội dung thực hiện các tiêu chí chỉ đạo xây dựng NTM.
- Giao chỉ tiêu thực hiện các tiêu chí nông thôn mới hằng năm.
- Báo cáo, tổng hợp, đề xuất các nội dung trong xây dựng nông thôn mới đáp ứng theo yêu cầu của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh.
- Hằng năm giao trách nhiệm cho các phòng, ban ngành liên quan hỗ trợ các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Ba Đồn.
- Chỉ đạo các phòng, ban đơn vị trực thuộc UBND thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công để xây dựng kế hoạch hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo UBND các xã xây dựng NTM có hiệu quả hằng năm.
- Triển khai kiện toàn Ban quản lý nông thôn mới cấp xã:
+ Kiện toàn Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã giai đoạn 2021-2025 do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban; thành viên bao gồm cán bộ chuyên môn cấp xã, các tổ chức đoàn thể cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư.
+ Các địa phương đã xây dựng quy chế hoạt động của Ban Quản lý và Ban phát triển thôn; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Đảng ủy, UBND các xã hằng năm ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới; giao trách nhiệm cho các ban ngành, đoàn thể trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại các xã.
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
a. Công tác truyền thông
- Công tác tuyên truyền cơ bản được các cơ quan, đơn vị các cấp duy trì và hoạt động thường xuyên. Hệ thống truyền thanh từ thị xã đến xã, thôn thường xuyên phát về các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình NTM giai đoạn 2021-2025; các nội dung tuyên truyền, vận động và những nội dung khác liên quan đến chương trình NTM.
- Xây dựng các phóng sự truyền hình về xây dựng nông thôn mới, thường xuyên cập nhật các tin, bài về chủ đề xây dựng nông thôn mới ở các xã.
- Tuyên truyền về xử lý rác thải, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, mô hình tiêu biểu để nhân rộng, cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mơi.
- Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các xã tiếp tục triển khai phổ biến, tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng NTM với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương.
b. Công tác đào tạo, tập huấn
- Chỉ đạo Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM thị xã Ba Đồn tổ chức tập huấn triển khai thực hiện các văn bản, thông tư, hướng dẫn mới, các chủ trương chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ phụ trách NTM ở xã, thôn, cộng đồng dân cư; chỉ đạo UBND, BCĐ các xã triển khai công tác đào tạo tập huấn hằng năm theo nguồn kinh phí đã được cấp. Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, toàn thị xã đã đào tạo, bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM cho hơn 3.000 lượt cán bộ, công chức các cấp và cộng đồng dân cư. Do đó, hầu hết cán bộ chủ chốt và cán bộ công chức làm công tác xây dựng NTM các cấp đều đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện xây dựng NTM ở cơ sở.
- Hăng năm căn cứ các hướng dẫn mới của Trung ương, của tỉnh về các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, đến nay đã ban hành hơn 400 bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình.
IV. Kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã Ba Đồn
1. Số xã đạt chuẩn nông thôn mi theo quy định trong giai đoạn 2010-2020:
Tổng số xã trên địa bàn thị xã Ba Đồn: 10 xã
Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010-2020: 10/10 xã, cụ thể:
+ Năm 2014: Công nhận xã Quảng Hòa đạt chuẩn NTM
+ Năm 2015: Công nhận xã Quảng Tiên đạt chuẩn NTM
+ Năm 2016: Công nhận xã Quảng Tân, Quảng Hải đạt chuẩn NTM
+ Năm 2017: Công nhận xã Quảng Trung đạt chuẩn NTM
+ Năm 2018: Công nhận xã Quảng Văn đạt chuẩn NTM
+ Năm 2019: Công nhận xã Quảng Thủy đạt chuẩn NTM
+ Năm 2020: Công nhận xã Quảng Lộc, Quảng Sơn, Quảng Minh đạt chuẩn NTM.
Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: 100%.
2. Kết quả rà soát mức độ đạt của các tiêu chí đối chiếu với Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (ban hành theo quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 21/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình) tổng hợp cụ thể như sau:
2.1. Về quy hoạch
- Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2021 - 2025 (trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn) và được công bố công khai đúng thời hạn: Đã hoàn thành 100% phê duyệt quy hoạch chung đảm bảo thực hiện theo quy định năm 2012; trong đó năm 2021-2022, UBND thị xã tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng 10/10 xã trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới của xã đã được phê duyệt năm 2012; Đến thời điểm hiện tại 08/10 xã đã được phê duyệt; 02/10 xã đang được thẩm định và phê duyệt trong 2022 (xã Quảng Hòa và xã Quảng Lộc); trong quy hoạch chung của các xã có quy hoạch khu vực tiểu thủ công nghiệp để sử dụng cho các lang nghề, làng nghề truyền thống và khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn.
- Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch: 10/10 xã đã có quy định quản lý quy hoạch xây dựng.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.2. Về hạ tầng kinh tế - xã hội
2.2.1. Về giao thông:
- Đây là một tiêu chí quan trọng trong kết cấu cơ sở hạ tầng của các địa phương, do đó các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn (trong đó có sự đóng góp lớn từ người dân về hiến đất, hiến tài sản, đóng góp ngày công …), phục vụ việc đi lại của người dân và tạo cảnh quan nông thôn sạch đẹp.
- Tỷ lệ các tuyến đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa ngày càng nhiều. Giai đoạn 2010-2022 đã xây dựng và triển khai thi công bê tông hóa, cứng hóa 90km đường thôn, xóm; bê tông hóa, cứng hóa 130km đường đường ngõ, xóm; cứng hóa 45km đường trục chính nội đồng trên địa bàn 10 xã đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của tiêu chí số 02 về giao thông.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.2.2. Về Thủy lợi:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên: thủy lợi là khâu quan trọng phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp (chủ đạo là sản xuất Lúa) góp phần mang lại hiệu quả về năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập và thuận tiện trong chuyển đổi cây trồng vật nuôi). Qua đó đã quan tâm xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu và nạo vét, tu sửa kênh mương; đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu về dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chổ. Giai đoạn 2010-2022 đã xây dựng được 77,2km bê tông hóa kênh mương thủy lợi, tổ chức nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy được hàng chục km để phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn các xã. Đến năm 2022, thị xã Ba Đồn có 4.795,41ha/4.795,41ha (số liệu diện tính cho cả năm, 02 vụ) đạt tỷ lệ 98% được tưới và tiêu nước chủ động.
- Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ: các địa phương đã kiện toàn Ban chỉ huy PCTT và TKCN; thành lập Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; trang cấp các thiết bị đảm bảo sẵn sàng ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.2.3. Về điện nông thôn:
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn cơ bản đạt 100%; các hộ dân trên địa bàn các xã trực tiếp ký hợp đồng với Chi nhánh Điện lực Quảng Trạch để sử dụng đảm bảo an toàn. Hệ thống điện sáng đường quê được người dân hưởng ứng và phổ biến tại hầu hết các xã từ nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án và kinh phí đóng góp của người dân. Toàn thị xã có 141km đường dây điện trung áp; 405km đường dây hạ áp; 207 trạm biến áp; có 32.771 hộ sử dụng điện an toàn.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.2.4. Về trường học:
- Hằng năm Nghị quyết của HĐND thị xã có kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia đáp ứng quy định về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các cấp trường. Ngoài ra UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương xây dựng trường chuẩn Quốc gia từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn xã hội hóa, hỗ trợ của các doanh nghiệp tập trung xây dựng khang trang cơ sở vật chất, khuôn viên trường học các cấp. Giai đoạn vừa qua đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được 86 hạng mục công trình (sân, khuôn viên, hàng rào, nhà xe, nhà vệ sinh, nhà lớp học 2 tầng, 1 tầng ...) trường học các cấp trên địa bàn các xã để đáp ứng và phục vụ tốt cho việc dạy và học trên địa bàn.
- Hiện tại trên địa bàn thị xã có 54 trường (trong đó: mầm non 16 trường; tiểu học 21 trường; Trung học cơ sở 17 trường; 02 trường Tiểu học và Trung học cơ sở); 54/54 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 100%; có 50/54 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 92,6% (cấp mầm non: 11/16 trường, đạt tỷ lệ 68,8%; cấp tiểu học 21/21 trường, đạt tỷ lệ 100%; cấp trung học sơ sở 14/15 trường, đạt tỷ lệ 93,3%; tiểu học và trung học cơ sở: 2/2 trường, đạt tỷ lệ 100%); Có 2/3 trường THPT đóng trên địa bàn thị xã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo quy định (gồm Trường THPT Lương Thế Vinh và Trường THPT Lê Hồng Phong); Trường THPT Lê Lợi đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định và phê duyệt.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.2.5. Về cơ sở vật chất văn hóa:
Hằng năm, UBND thị xã đã chú trọng trong chỉ đạo xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa và khu thể thao xã; nhà văn hóa thôn và khu thể thao thôn từ nguồn kinh phí nhà nước, nguồn xã hội hóa và nhân dân đóng góp đáp ứng hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho toàn xã và cộng đồng dân cư nơi cư trú. Giai đoạn vừa qua đã triển khai xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất cho các nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn được 90 hạng mục công trình (sân, khuôn viên, hàng rào, nhà vệ sinh, xây mới nhà văn hóa xã, thôn, mua sắm các thiết chế văn hóa ...) trên địa bàn 10 xã.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.2.6. Về chợ nông thôn:
Đã đầu tư xây dựng chợ nông thôn tại các xã và các điểm mua bán tập trung, giao thương hàng hóa theo quy hoạch từ nguồn vốn của ngân sách và nguồn xã hội hóa. Giai đoạn vừa qua đã xây dựng mới các công trình Chợ nông thôn, nâng cấp sân, khuôn viên và các công trình phụ trợ khác từ nguồn ngân sách, nguồn vốn xã hội hóa, đầu tư của doanh nghiệp được 16 công trình Chợ nông thôn; hiện tại, 10/10 xã có chợ nông thôn hoạt động.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.2.7. Về Thông tin và truyền thông:
Tại các xã đã có điểm phục vụ bưu chính và dịch vụ viễn thông Interrnet; có đài truyn thanh và hệ thống loa đến các thôn và được ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành (thông qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản toàn quốc). Hệ thống công nghệ thông tin trên toàn thị xã đã phát triển đến các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang, cồn bãi. Mạng lưới Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có điểm truy cập Internet công cộng và có điện thoại công cộng.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.2.8. Về nhà ở dân cư:
Các xã đã thực hiện tốt các chính sách về phát triển nhà ở nông thôn, số nhà tạm, dột nát, hỗ trợ xây dựng nhà chống lụt bão, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công với cách mạng, lão thành cách mạng. Người dân cũng quan tâm xây dựng, chỉnh trang nhà cửa không còn dột nát, không còn tạm bợ và đảm bảo theo quy định về nhà ở khu vực nông thôn.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất
2.3.1. Về Thu nhập:
- Thu nhập của người dân nông thôn của các xã năm 2021 được tổng hợp theo bảng sau:
Địa phương  Thu nhập Bình quân đầu người năm 2020 (triệu đồng) Thu nhập Bình quân đầu người năm 2021 (triệu đồng)
 Quảng Tiên 45,2 44,6
 Quảng Trung 37,6 41,9
 Quảng Tân 40,4 43,4
 Quảng Hải 37,6 41,7
 Quảng Sơn 37,5 41,5
 Quảng Lộc 38,6 42,7
 Quảng Thuỷ 36,7 40,1
 Quảng Văn 36,1 39,9
 Quảng Hoà 44,4 48,3
 Quảng Minh 36,1 39,9
Giá trị trung bình 39,3 42,8
- Đối chiếu với bộ tiêu chí 10/10 xã có thu nhập Bình quân đầu người năm 2021 > 36 triệu đồng.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.3.2. Về Nghèo đa chiều
Công tác giảm nghèo được thị xã quan tâm chỉ đạo, đưa ra nhiều giải pháp để giảm nghèo, trong đó đã chú trọng hỗ trợ sinh kế, giúp các hộ phát triển sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện tốt cho các hộ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo một cách bền vững. Bên cạnh đó đã huy động được các nguồn lực trong nhân dân và doanh nghiệp để chăm lo cho an sinh xã hội đối với hộ nghèo.
 
Địa phương  Tỷ lệ nghèo đa chiều đến cuối năm 2021 (%)
Quảng Tiên 1,9
Quảng Trung 5,7
Quảng Tân 2,17
Quảng Hải 1,83
Quảng Sơn 3,76
Quảng Lộc 2,74
Quảng Thuỷ 0,6
Quảng Văn 2,16
Quảng Hoà 3,31
Quảng Minh 2,06
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.3.3. Về Lao động
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được thị xã chú trọng. UBND thị xã đã chỉ đạo các xã, phối hợp với các cơ sở đào tạo, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề khảo sát người lao động trong độ tuổi có nhu cầu tham gia học nghề hoặc chưa qua đào tạo nghề để thực hiện công tác tuyển sinh và tổ chức lớp đào tạo nghề đạt hiệu quả; làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề. Nhờ đó, số lao động có việc làm ngày một tăng lên, góp phần ổn định đời sống kinh tế, tăng thêm nguồn thu nhập; Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt theo chỉ tiêu ≥75%.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.3.4. Về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn:
a. Hiện nay: 10/10 xã đã thành lập được 14 hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012, cụ thể các hợp tác xã được tổng hợp theo bảng sau:
TT Tên hợp tác xã Thành viên (người) Doanh thu (triệu đồng) Thu nhập bình quân (triệu đồng/tháng)
1 HTX SXDVNN Phù Trịch Quảng Lộc 500 180 3
2 HTX SXDVNN Vĩnh Lộc Quảng Lộc 540 160 3
3 HTXDV Quảng Minh Quảng Minh 7 110 3
4 HTX DVNN xã Quảng Hải Quảng Hải 30 150 3
5 HTX SX KDDV NN Tổng hợp Quảng Tiên Quảng Tiên 20 130 3
6 HTX KDVD nông lâm Sơn Phát xã Quảng Sơn Quảng Sơn 7 250 3
7 HTX SX Tỏi sạch Cồn nâm Quảng Minh Quảng Minh 45 1.800 3
8 HTX SX và chế biến NS sạch Quảng Hòa Quảng Hòa 7 2.500 4
9 HTX SX KD DV thủy sản Công Hòa Quảng Trung 7 7.000 8
10 HTX nuôi trồng thủy sản Quảng Hòa Quảng Hòa 22 280 4
11 HTXSX KD DV TH Mây tre đan, nón lá Quảng Văn Quảng Văn 30 1.500 4
12 HTXSXKDTM đũa gỗ Quảng Thủy Quảng Thủy 8 7.000 4
13 HTXSXKDĐV TH nón lá Quảng Tân Quảng Tân 20 500 3,5
14 HTX Nấm Quảng Sơn Quảng Sơn 10 360 4
b. Về Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững:
- Các địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp. Các mô hình phát triển sản xuất đã được người dân tích cực tham gia góp phần tăng thu nhập của người dân nông thôn, cụ thể:
+ Mô hình sản xuất Lúa thử nghiệm phân bón Sông Gianh (liên kết với Tổng công ty Sông Gianh): Địa điểm: Thực hiện tại Thôn Tiên Phan, xã Quảng Tiên. Diện tích 7,6ha với 69 hộ tham gia. Giống lúa DV108 Nguyên chủng; Sản lượng đạt: 70 tạ/ha; Doanh thu đạt: 319 triệu đồng (Tổng Công ty Sông Gianh đã tiến hành thua mua trực tiếp số lượng lúa sản xuất được với đơn giá lúa tươi 6 triệu đồng/tấn).
+ Dự án Củng cố nâng cấp liên kết chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm Tỏi trên địa bàn thị xã Ba Đồn: Đối tượng tham gia liên kết là 45 hộ sản xuất Tỏi thuộc HTX sản xuất Tỏi sạch và Kinh doanh Dịch vụ tổng hợp Cồn Nâm và Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng 2-9. Với diện tích tham gia chuỗi liên kết là 10ha. Sản phẩm chuỗi gồm có: Tỏi khô thành phẩm; tỏi đen và rượu tỏi đen. Doanh thu dự kiến của Chuỗi đạt 3,028 tỷ đồng, trong đó Doanh thu của HTX đạt 1,6 tỷ đồng. Doanh thu của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng 2-9 đạt 1,428 tỷ đồng (Rượu tỏi đen 1,328 tỷ đồng; Tỏi đen 100 triệu đồng).
+ Dự án Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Lúa, gạo Quảng Hòa: Địa điểm thực hiện: xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn, Đơn vị thực hiện:  HTX Hợp tác xã sản xuất và chế biến Nông sản sạch Quảng Hòa; Với diện tích tham gia chuỗi liên kết là 22ha (Diện tích của HTX 10 ha; Liên kết với các hộ dân ngoài HTX là 12ha). Sản phẩm ban đầu của HTX là gạo nguyên liệu DV 108, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở bún bánh trên địa bàn và các huyện lân cận; gạo ăn QS447. Doanh thu của HTX đạt 2,225 tỷ đồng.
+ Chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi lợn hữu cơ (liên kết với Công ty cổ phần tập đoàn Quế Lâm): Triển khai tại trang trại Đoàn Ngọc Lĩnh xã Quảng Tiên liên kết sản xuất với Công ty cổ phần tập đoàn Quế Lâm; Sản phẩm của chuỗi là thịt lợn được chăn nuôi hữu cơ.
+ Phối hợp với Tổng công ty phân bón Sông Gianh và các đơn vị, địa phương thực hiện chuỗi liên kết sản xuất lúa ST 25 hữu cơ tại xã Quảng Tiên, Quảng Hòa và Quảng Hải.
- Các sản phẩm OCOP đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh gồm có:
+ Sản phẩm Tỏi Đen và Tỏi sạch Quảng Minh (triển khai trước đó là Dự án Củng cố nâng cấp liên kết chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm Tỏi trên địa bàn thị xã Ba Đồn).
+ Sản phẩm Gạo sạch Quảng Hòa (triển khai trước đó là Dự án Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Lúa, gạo Quảng Hòa).
+ Sản phẩm Đũa gỗ Quảng Thủy và Bộ sản phẩm Mộc Mỹ nghệ từ gỗ Dừa: trong đó sản phẩm đũa gỗ triển khai trước đó là Dự án Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Đũa Gỗ Quảng Thủy. Sản phẩm Mộc mỹ nghệ từ gỗ Dừa: với sản lượng sản xuất bình quân là 75.000 bộ sản phẩm; Doanh thu đạt gần 1,5 tỷ đồng; Lợi nhuận đạt gần 150 triệu đồng; Tạo công ăn việc làm cho 15 lao động thường xuyên và 44 lao động thời vụ.
c. Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương: nhiều xã đã thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã; tuy nhiên có một số xã chưa thực hiện như: Quảng Trung, Quảng Sơn…
d. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch:
- Đến năm 2021, trên địa bàn các xã có 03 làng nghề gồm: Làng nghề Rèn đúc Nhân Hòa – xã Quảng Hòa được công nhận năm 2008; Làng nghề nón lá Vân Lôi – xã Quảng Hải được công nhận năm 2011; Làng nghề Nón lá – xã Quảng Văn được công nhận năm 2015 và 03 làng nghề truyền thống được công nhận gồm: LNTT sản xuất Mây lục giác La Hà – xã Quảng Văn được công nhận năm 2010; LNTT Nón lá Hạ thôn – xã Quảng Tân được công nhận năm 2000; LNTT nghề Đan lát – xã Quảng Sơn được công nhận năm 2015.
- Hiện nay, UBND các xã đang xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với hạ tầng bảo vệ môi trường.
e. Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả: trên cơ sở hoạt động của các tổ chức nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn như: thú y, khuyến nông, thủy nông… các xã đã tiến hành thành lập tổ khuyến nông cộng đồng đảm bảo theo quy định.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.4. Về văn hóa - xã hội - môi trường
2.4.1. VGiáo dục và Đào tạo
- Chất lượng giáo dục toàn diện của thị xã luôn được giữ vững, giáo dục mũi nhọn phát triển và đạt kết quả cao.
- Kết quả thực hiện xóa mù chữ; phổ cập giáo dục các cấp: đã hoàn thiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. Xóa mù chữ: Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 biết chữ mức 1: 78.174/78.238, đạt 99,92%. Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 biết chữ mức 2: 77.910/78.238, đạt 99,58%. Số lượng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học (phổ thông, bổ túc, trung cấp): 1.490/1.567 học sinh, đạt 95,09%
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.4.2. Về Y tế
Công tác dân số, y tế đã có nhiều chuyển biến tốt, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe được nâng cao và được tăng cường cả về số lượng, bổ sung nhân viên y tế. 10/10 trạm Y tế xã có cơ sở vật chất cơ bản khang trang đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng phục vụ chữa bệnh cho người dân. Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đáp ứng phục vụ người dân. Giai đoạn vừa qua đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa mua sắm cơ sở vật chất  thiết bị y tế phục vụ việc khám và chữa bệnh cho nhân dân được 14 hạng mục công trình (sân, hàng rào, trụ sở Trạm y tế, nhà xe, công trình vệ sinh, máy móc và trang thiết bị khám chữa bệnh...). Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình đóng trên địa bàn thị xã xếp loại Bệnh viện Hạng 2.
a. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ):
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của 10 xã đạt tỷ lệ > 90%.
TT Xã, phường Số người tham gia BHYT/Tổng dân số Đạt tỷ lệ
%
1 Quảng Lộc 7.456/8.261 90,3 %
2 Quảng Tân 2.860/3.140 91%
3 Quảng Trung 5.239/5.757 91%
4 Quảng Tiên 5.620/6.123 91,78%
5 Quảng Văn 4.887/5.411 90,31%
6 Quảng Minh 7.298/8.089 90,2%
7 Quảng Sơn 6.458/7.139 90,4%
8 Quảng Thuỷ 2.730/2.930 93,17%
9 Quảng Hoà 9.316/10.237 91%
10 Quảng Hải 3.160/3.472 91%
b. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 10/10 xã đạt .
c. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi): Kết quả cụ thể của từng xã như sau: Quảng Hải chiếm 9%; Quảng Minh chiếm 11%; Quảng Lộc chiếm 14,1%; Quảng Sơn chiếm 15,02%; Quảng Hòa chiếm 13,2%, Quảng Tiên chiếm 15,3%; Quảng Tân chiếm 8,9%; Quảng Trung chiếm 13,8%; Quảng Văn chiếm 9%; Quảng Thủy chiếm 9% đảm bảo đạt yêu cầu (Tiêu chí yêu cầu: ≤  24,2%)
d. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử: Sở Y tế đang hoàn thiện và đồng bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, lộ trình sẽ triển khai bắt đầu từ tháng 10 năm 2022.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.4.3. Về Văn hóa:
- Thực trạng cơ sở vật chất văn hoá thôn: 10/10 xã đã đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thông tin xã; trong đó có 08/10 xã có Trung tâm Văn hóa – Thông tin xã đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VHTTDL đạt tỷ lệ 80%; có 49/58 thôn có nhà văn hóa - Khu thể thao đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VHTTDL đạt tỷ lệ 84,48%.
- Hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao thị xã cơ bản đã phát huy hiệu quả, từng bước đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối Đảng, chính sách pháp của nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của thị xã, cũng như tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, luyện tập thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, 10/10 xã đã có cán bộ chuyên trách về văn hóa thực hiện công tác tham mưu, quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao.
- Hàng năm, các xã, phường xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và tham gia các hội thi, hội diễn, giải thể thao do thị xã và tỉnh tổ chức trung bình hàng năm từ 20 cuộc thi/năm.
- Các xã có kế hoạch thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới trong năm đánh giá; xây dựng và duy trì hoạt động mô hình Phòng, chống bạo lực gia đình; không có vụ bạo lực gia dinh có tính chất nổi cộm trong năm đánh giá.
- Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy định, có kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã đạt (chỉ tiêu 75% số thôn, bàn trên địa bàn được công nhận danh hiệu văn hóa 03 năm liên tục): 10/10 xã đạt.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.4.4. Về Môi trường và an toàn thực phẩm:
- Việc sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn được đáp ứng theo yêu cầu (sử dụng nước máy trong sinh hoạt và sản xuất từ Dự án nước sạch ODA cho 10 xã theo tiêu chuẩn Hunggari); toàn thị xã có 14.581 hộ/15.309 hộ được sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 95,24%.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
- Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung
- Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn
- Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch: việc mai táng được nhân dân thực hiện phù hợp với quy định và đảm bảo theo quy hoạch tại các khu vực nghĩa trang.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định đạt trên 75%.
- Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100%.
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt trên 90% (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” của Hội liên hiệp Phụ nữ Thị xã phát động).
- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường đạt trên 85%.
- Tỷ lệ hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm và cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn các xã đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%.
- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt 35%.
- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định đạt trên 50%.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.5. Về hệ thống chính trị
2.5.1. Về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
- Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn: 10/10 xã có cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định.
- Đảng bộ, chính quyền xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên:
- Tổ chức chính trị - xã hội của xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
- Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâm hại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn (nếu có); bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong gia đình và đời sống xã hội.
- Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển thôn.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
2.5.2. Về Quốc phòng và An ninh
- Các địa phương đã chủ động tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng về quốc phòng và An ninh trên địa bàn; chủ động đấu tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn; xử lý tốt các vấn đề phức tạp phát sinh, không để bị động, bất ngờ; đẩy mạnh tấn công trấn áp tội phạm, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã. Các xã đều có công an chính quy về đảm nhiệm công an xã nên tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực.
* Kết quả tự đánh giá: 10/10 xã Đạt.
(có bảng tổng hợp mức độ đạt của từng xã theo từng tiêu chí kèm theo)
3. Đánh giá mức độ đạt các tiêu chí của thị xã (theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ)
3.1. Có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).
- Trên địa bàn thị xã có 10/10 xã đạt nông thôn mới.
* Kết quả đánh giá: Đạt.
3.2. Có ít nhất 01 xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.
- Theo kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của thị xã Ba Đồn vào cuối năm 2022 xã Quảng Hải phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao. Hiện nay, các cấp đang tập trung chỉ đạo xã Quảng Hải triển khai thực hiện các tiêu chí để phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2022.
* Kết quả đánh giá: dự kiến cuối năm 2022 cơ bản Đạt.
3.3. Có 100% số phường trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh.
Thị xã Ba Đồn có 06 phường, hiện nay các phường đang tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng đô thị văn minh đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Dự kiến đến cuối năm 2022, 06/06 phường được công nhận đạt đô thị văn minh.
* Kết quả đánh giá: Đạt.
3.4. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã, thành phố đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên).
- Theo báo cáo kết quả lấy ý kiến hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã: tỷ lệ đạt 96,3%.
* Kết quả đánh giá: Đạt.
3.5. Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị trên địa bàn tối thiểu là 5 m2/người.
- Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị trên địa bàn 06 phường tổng hợp theo bảng sau:
Phường Diện tích cây xanh đô thị sử dụng công cộng (ha) Dân số (người)
Quảng Phúc 11,5 8.563
Quảng Thọ 40,67 12.662
Quảng Thuận 18,24 7.357
Ba Đồn 10,7 9.293
Quảng Long 157,5 6.113
Quảng Phong 44,61 6.087
Tổng cộng 283,22 50.075
Tỷ lệ cây xanh 56,55m2/người
* Kết quả đánh giá: Đạt.
4. Kiến nghị, đề xuất:
Căn cứ kết quả tự đánh giá ở trên và đối chiếu với quy định tại Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, UBND thị xã kính đề nghị UBND tỉnh, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh xem xét, thẩm tra và đề nghị Trung ương công nhận thị xã Ba Đồn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
UBND thị xã Ba Đồn báo cáo Kết quả rà soát đánh giá thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với những nội dung cụ thể như trên./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;

- BCĐ, VPĐP NTM tỉnh;
- CT, các P.CT UBND thị xã;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Đoàn Minh Thọ
 
 
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đạt
theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
TT Cụ thể từng tiêu chí  
Tổng số tiêu chí đạt đến thời điểm báo cáo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19  
 
Quy hoạch Giao thông Thủy lợi và PCTT Điện Trường học Cơ sở vật chất VH Cs Hạ tầng TM nông thôn Thông tin và Truyền thông Nhà ở dân cư Thu nhập Nghèo đa chiều Lao động Tổ chức sản xuất và PTKT NT Giáo dục và Đào tạo Y tế Văn hóa Môi trường và ATTP Hệ thống CT và TCPL Quốc phòng và An ninh  
 
Toàn thị xã 190 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10  
1 Quảng Tân 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
2 Quảng Trung 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
3 Quảng Tiên 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
4 Quảng Minh 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
5 Quảng Sơn 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
6 Quảng Thuỷ 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
7 Quảng Hoà 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
8 Quảng Lộc 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
9 Quảng Văn 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  
10 Quảng Hải 19 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ  

Phụ lục 2: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đạt
theo quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
TT Nội dung quy định Chỉ tiêu Kết quả
1 Có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025) 100% 10/10 xã đạt 100%
2 Có ít nhất 01 xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 01 xã dự kiến năm 2022 Xã Quảng Hải đạt xã nông thôn mới nâng cao
3 Có 100% số phường trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh 100% dự kiến năm 2022, 6/6 phường đạt 100%
4 Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã, thành phố đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên) ≥80% 96,3% (đạt)
5 Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị trên địa bàn tối thiểu là 5 m2/người 5 m2/người 56,55m2/người (đạt)

 

Nguồn tin: UBND thị xã Ba Đồn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay21,074
  • Tháng hiện tại831,800
  • Tổng lượt truy cập33,470,375
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây