Cảnh báo thủ đoạn giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trên mạng xã hội
Thứ sáu - 06/08/2021 20:23
Mặc dù đã được cảnh báo nhưng thời gian gần đây, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam, trên mạng xã hội tái diễn tình trạng phát tán thông tin giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng, chống dịch.
Bài viết xuyên tạc, giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng Chính phủ có nội dung: “Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta sẽ: Xem tất cả bạn bè, người thân, người ta phải tiếp xúc như là người nhiễm dịch. Có như thế chúng ta mới quyết liệt chống dịch được Chúng ta đừng sợ mất lòng nhau!. Không ngồi gần, không ôm ấp, không bắt tay… ngay cả với những người yêu thương nhất. Ở yên trong nhà nếu không bắt buộc phải ra ngoài…”.
Những thông tin này được chia sẻ tràn lan trên các trang mạng xã hội, nhất là Facebook, Zalo… Điều đáng nói, bài viết có nội dung kiểu như thế này manh nha xuất hiện vào đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Thời điểm đó, trên cương vị là Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những phát biểu chỉ đạo sắc sảo, linh hoạt, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch.
Có lẽ do yêu quý, mến mộ phong thái, cách chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong quá trình chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, cộng với suy nghĩ đơn giản rằng những thông tin dạng như thế này sẽ có ích đối với cộng đồng và mong muốn nâng cao ý thức cảnh giác trong phòng, chống dịch Covid-19 nên người dùng mạng xã hội không kiểm chứng thông tin mà đã vội vàng đăng tải, chia sẻ.
Thực tế những bài viết dạng như thế này khiến nhiều người nhầm tưởng đó là những thông tin hữu ích, góp phần cảnh báo và nâng cao ý thức cho người dân, người dùng mạng xã hội về sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, từ đó thực hiện các biện pháp phòng ngừa như nội dung bài viết đăng tải.
Đáng chú ý, bài viết dạng như thế này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Có rất nhiều người tham gia tương tác bằng cách bình luận, chia sẻ, khiến cho thông tin lan truyền một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, chính những thông tin này đã gây nhiễu loạn trong quần chúng Nhân dân và ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng ở một số địa phương như TP. Hà Nội, Bắc Giang, Lào Cai, Thừa Thiên - Huế, Đắc Lắc… đã xử lý nhiều trường hợp đăng tải nội dung này lên mạng xã hội nhưng từ tháng 7-2020 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, tình trạng này lại tái diễn.
Trên thực tế, dạng thông tin kiểu như trên, khi đọc qua, nhìn vào hình thức bên ngoài thì dễ gây hiểu nhầm đó là những thông tin bổ ích, thiết thực. Nhưng ẩn ý bên trong là đánh vào tâm lý của người dân, do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh trong gia đình, trong cộng đồng nên ngay cả người thân cũng phải giữ khoảng cách, xa lánh nhau.
Điều này sẽ manh nha làm rạn nứt, sứt mẻ tình cảm trong gia đình, rồi dần dần mở rộng ra cộng đồng và xã hội. Từ đó gây hiểu nhầm về chủ trương phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước.
Bởi vậy, người dân cần phải hết sức tỉnh táo, tiếp nhận thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng, các khuyến cáo của ngành Y tế, đặc biệt là tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K chứ không nên tiếp tay cho việc lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng trên các trang mạng xã hội. Bởi rất dễ khiến cho bản thân vô tình vi phạm pháp luật; đồng thời, thông báo cho cơ quan chức năng như Công an, Sở Thông tin và Truyền thông biện pháp xử lý, gỡ bỏ nhằm hạn chế tác hại do thông tin chưa được kiểm chứng gây ra.
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...