CÔNG ĐIỆN Về việc khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 8
Thứ năm - 22/10/2020 10:05
Để khắc phục hậu quả của đợt mưa lũ vừa qua đồng thời chủ động phòng, chống ảnh hưởng của đợt mưa, bão số 8 sắp tới, Chủ tịch UBND thị xã ra Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 21/10, yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm Ban Chỉ huy PTDS thị xã, Thủ trưởng các Phòng, ban, đơn vị trên địa bàn thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường và các đơn vị liên quan khác, theo chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm Công điện số 16/CĐ- ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc khẩn trương cứu trợ người dân, khắc phục hậu quả mưa lũ. 2. Đồn Biên phòng cữa khẩu cảng gianh và UBND các xã, Phường. Theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền, thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền tìm nơi trú ẩn, neo đậu, chằng chéo đảm bảo an toàn; Nghiêm cấm các phương tiện tàu thuyền ra khơi trong thời điểm mưa bão, giữ liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra. 3. UBND các xã, phường: - Tập trung khắc phục, ổn định tình hình do lũ lụt gây ra từ ngày 16 - 20/10/2020. Tổ chức tiếp nhận và cấp phát hàng cứu trợ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và kịp thời, không để gây dư luận xấu trông nhân dân; phát huy tinh thần tương thân tương ái ưu tiên hàng hóa cứu trợ cho người dân vùng bị ngập sâu, ngập lụt nghiêm trọng các hộ nghèo, neo đơn, già cả… -Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ động triển khai các phương án ứng phó, nhất là các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp để đảm bảo an toàn về người, tài sản và phương tiện; Kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn; Hướng dẫn nhân dân thực hiện các phương án ứng phó, chằng chéo, gia cố nhà cửa, thông báo dự trữ lương thực, thực phẩm và các loại vật tư cần thiết khác để thực hiện tốt “phương châm 4 tại chỗ”… trên các hệ thống thông tin liên lạc để người dân nắm bắt và chủ động thực hiện các biện pháp chuẩn bị, ứng phó phù hợp. - Triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn hồ chứa nước, các công trình đang thi công, các tuyến đê xung yếu hoặc đang thi công. Riêng đối với hồ chứa Mủi Rồng Quảng Tiên, phải bố trí nhân lực thường xuyên kiểm tra đề để có biện pháp xữ lý khi có sự cố. 4. BCH Quân sự, Công an, Phòng Quản lý Đô thị thị xã: - Kiểm tra, rà soát phương án bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, sẵn sàng phương án lực lượng, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. - Triển khai thực hiện các phương án phòng, chống bão, lũ; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu. 5. Phòng Kinh tế: - Nắm bắt tình hình để tham mưu UBND thị xã ban hành các văn bản chỉ đạo và tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại theo quy định. - Tham mưu cho UBND thị xã phương án hỗ trợ giống, cây trồng, để khôi phục sản xuất sau mưa, lũ. Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm sau lũ lụt. 6. Chi nhánh điện Quảng Trạch; Viễn Thông Quảng Trạch: - Theo chức năng nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng khắc phục nhanh các sự cố thiết hại đảm bảo hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc sớm hoạt động trở lại. - Trực tiếp Chỉ huy lực lượng trong đơn vị làm nhiệm vụ PCTT, cứu hộ, cứu nạn; tổ chức khắc phục nhanh, kịp thời sự cố về điện bảo đảm nguồn điện cho các nơi trọng điểm làm nhiệm vụ PCTT, TKCN và PTDS; thông báo lịch cắt và cấp điện để người dân được biết và sử dụng đảm bảo an toàn. 7. Phòng Văn hóa - TT, Đài Truyền thanh - Truyền hình thị xã tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão, công tác chỉ đạo của UBND thị xã để người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó. 8. Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Khẩn trương huy động giáo viên dọn dẹp trường, phòng học sau mưa lũ; có phương án dạy và học, nhất là các vùng ngập lụt bị cuốn trôi hư hỏng sách vở ác trang thiết bị dạy học đảm bảo chương trình. - Chỉ đạo các trường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trong thời gian xảy ra bão. 9. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã và các tổ chức, đoàn thể, Hội Chử thập đỏ thị xã, UBND các xã, phường là đầu mối tiếp nhận, phân bổ kịp thời đến người dân kinh phí, hàng hóa do các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và kịp thời. trước mắt sớm ổn định đời sống sau mưa, lũ trong đó lưu ý sách vở cho học sinh vùng ngập lụt đã bị cuốn trôi, hư hỏng. 10. UBND các xã, phường, phòng ban, cơ quan, đơn vị: Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 để kịp thời có phương án ứng phó mọi diễn biến xấu của thời tiết.Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống bão, lũ và báo cáo tình hình về Cơ quan thường trực phòng chống thiên tai - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiến cứu nạn kiêm Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự thị xã (Phòng Kinh tế) để tổng hợp, báo cáo. Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm Ban Chỉ huy PTDS thị xã; Thủ trưởng các Phòng, ban, đơn vị trên địa bàn thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường triển khai nghiêm túc, kịp thời các nội dung trên./.