Hiểu sao cho đúng về việc người dân được sử dụng pháo hoa vào dịp Lễ, Tết để tránh vi phạm pháp luật.

Thứ hai - 30/11/2020 14:17
Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/1/2021 và thay thế cho Nghị định 36/2009/NĐ-CP.
Một trong những loại pháo hoa nổ
Một trong những loại pháo hoa nổ
Trong đó, tại khoản 1, Điều 17 Nghị định 137 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật”.
Tuy nhiên, người dân cần phải nắm rõ khái niệm về pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm pháp luật. Nhiều người vẫn hiểu nhầm pháo hoa chỉ là loại mà lâu nay trong các dịp lễ, tết, chính quyền thường tổ chức bắn. Trên thực tế, pháo hoa có rất nhiều loại như: pháo hoa nổ (pháo hoa tầm thấp và tầm cao) và pháo hoa không nổ (có nhiều dạng, trong đó có một dạng mà chúng ta vẫn sử dụng bình thường lâu nay trong các tiệc cưới, sinh nhật).
Trong Nghị định số 137/2020/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể về các loại pháo, trong đó có pháo hoa nổ và pháo hoa. Tại Điểm a, b Khoản 1, Điều 3 của Nghị định này giải thích rất rõ về hai khái niệm này như sau: Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Còn pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Rõ ràng, pháo hoa nổ là một dạng pháo nổ khác với pháo hoa ở chỗ khi sử dụng nó phát ra tiếng nổ và rít còn pháo hoa thì không. Người dân chỉ được sử dụng pháo hoa mà không phải là pháo hoa nổ vào các dịp lễ, cưới, sinh nhật…
Khi sử dụng pháo hoa, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. (
khoản 2, Điều 17).
Như vậy, so với quy định trước đây tại Nghị định 36/2009 thì Nghị định 137/2020 vẫn giữ nguyên quy định, không cho phép cá nhân tự ý sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép, sử dụng pháo hoa nổ vào các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi...

Tác giả bài viết: Dương Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm307
  • Hôm nay717
  • Tháng hiện tại83,980
  • Tổng lượt truy cập34,513,507
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây