Thị xã Ba Đồn - Một năm nhìn lại

Thứ hai - 07/01/2019 02:26
  Năm 2018, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thử thách, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Ba Đồn đã đồng tâm hiệp lực, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Ba Đồn ngày càng phát triển.
        Với tiềm năng, lợi thế của địa phương, Thị xã Ba Đồn đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, một số chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng lương thực năm 2018 đạt hơn 29.000 tấn, đạt 103% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Sản xuất Công nghiệp-TTCN duy trì ở mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất 10,37%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2018 đạt 37,2 triệu đồng. Thu ngân sách trên địa bàn đến cuối năm 2018 đạt hơn 231 tỷ đồng. Hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng. Hạ tầng đô thị Ba Đồn được đầu tư, nâng cấp, chỉnh trang, hệ thống giao thông nội thị, điện chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông trung tâm thị xã được đầu tư làm cho bộ mặt thị xã có nhiều đổi thay.
          Phát triển thương mại dịch vụ được xem là thế mạnh của thị xã với mức tăng trưởng. Mạng lưới thu mua, tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn ngày càng phong phú. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 đạt hơn 2.700 tỷ đồng. Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ chất lượng cao phát triển khá nhanh như: Dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà hàng, siêu thị, khách sạn, vận tải, 16/16 xã, phường được phủ sóng điện thoại di động và có dịch vụ Intenet đến tận thôn, xóm.
      Sản xuất nông nghiệp được mùa liên tục, thị xã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nên hiệu quả trong nông nghiệp đạt khá. Một số mô hình tập trung chuyên canh đạt hiệu quả cao như: Mô hình trồng ớt Quảng Lộc; rau, hoa Quảng Long, Quảng Hòa. Năm 2018, thị xã Ba Đồn triển khai thực hiện mô hình tỏi tía. Mô hình được thực hiện trên diện tích 18,74 ha, với 213 hộ tham gia. Trong đó xã Quảng Minh có diện tích trồng tỏi lớn nhất với 14,2 ha chủ yếu ở thôn Cồn Nâm với 93 hộ tham gia.
      Tận dụng diện tích mặt nước sẵn có cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi, thị xã đã tập trung phát triển lĩnh vực thủy sản nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Thị xã cũng đã thực hiện bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển theo quyết định số 1880/QĐ-TTg; 309/QĐ-TTg và công văn số 1826/TTg-NN. Đến nay, kết quả tổng số tiền tỉnh cấp là 545 tỷ 184 triệu đồng; đã chi trả 530 tỷ 962 triệu đồng.
    Đến nay, sau gần 8 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, thị xã đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng. 10 xã của Ba Đồn đã hoàn thành 174/190 tiêu chí, bình quân đạt 17,4 tiêu chí/xã; cuối năm 2018 có thêm xã Quảng Văn đạt chuẩn nông thôn mới, đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 6/10 xã. Thị xã đang phấn đấu đến cuối năm 2020 có 8/10 xã đạt chuẩn NTM; Tổng số tiêu chí đạt chuẩn là 185 tiêu chí, bình quân 18,5 tiêu chí/xã. Ý thức chấp hành pháp luật văn hóa giao thông, ý thức giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn thị xã đã dần đi vào nề nếp.
       Sự nghiệp giáo dục đào tạo được chăm lo phát triển, chú trọng công tác dạy nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đến năm 2018 có 40 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân được đẩy mạnh. 100% trạm y tế có bác sỹ làm việc. Đến nay, thị xã đã có 93,7% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới.
    Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội được triển khai tích cực, hiệu quả. Hàng năm, giải quyết việc làm cho hơn 4.700 lao động. Chính sách tôn giáo được quan tâm, tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo.
       Thị xã Ba Đồn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị trong đó có 15 di tích được xếp hạng với nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào các ngày lễ lớn. Đặc biệt, Lễ hội đua thuyền trên sông Gianh được tổ chức hàng năm vào dịp quốc khánh 2/9. Ngoài ra, thị xã còn có nhiều làng nghề truyền thống: Mây tre đan; làm nón lá cùng các sản phẩm văn hoá ẩm thực đa dạng: Bánh xèo, cháo bánh canh Ba Đồn, đặc sản chắt chắt – Sông Gianh… mang đậm đà dấu ấn quê hương và đã đi vào trong tiềm thức của rất nhiều du khách. Hiện nay, Ba Đồn đang bảo tồn, giữ gìn và phát huy Nghệ thuật Ca Trù môn nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đặc biệt, năm 2017, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt dự án Khu du lịch sinh thái và giải trí nghỉ dưỡng Green resot tại bãi biển Quảng Thọ do Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Kim Tự Tháp làm chủ đầu tư.
       Với những kết quả đạt được trong năm qua, mỗi người dân thị xã Ba Đồn có quyền tự hào về sự chuyển mình của một thị xã đang vươn tầm cao mới. Từ những định hướng đúng đắn được đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đang tập trung trí tuệ, sức lực và quyết tâm cao để tạo những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng quê hương Ba Đồn ngày càng phát triển.

Tác giả bài viết: Lệ Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN WEBSITE BADONTV.VN - TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO VÀ TRUYỀN THÔNG THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ Website: badontv.vn Tên gọi: BĐRT (BaDon Radio Television) Trang thông tin điện tử tổng hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã Ba Đồn. Tôn chỉ, mục đích: Website được xây dựng, hoạt động nhằm đăng tải, lưu trữ các văn bản bao gồm tin tức, sự kiện,...

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay21,165
  • Tháng hiện tại60,210
  • Tổng lượt truy cập34,489,737
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây