Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Ba Đồn: khai thác nguồn vốn tín dụng chính sách giúp nông dân phát triển kinh tế

Thứ tư - 27/06/2018 11:07
         Thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững, trong những năm qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn thị xã đã đề ra nhiều chương trình hành động thiết thực nhằm hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thị xã chủ động khai thác nguồn vốn tín dụng chính sách là cách làm thường xuyên và hiệu quả giúp nông dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng. 
          Các cấp Hội Nông dân đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã thực hiện dịch vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhờ đó đồng vốn từ Ngân hàng đã đến tay người nông dân ngày càng nhiều, góp phần nâng cao chất lượng cho vay và hiệu quả sử dụng đồng vốn.
          Từ năm 2014 đến cuối năm 2017, toàn thị xã đã củng cố và thành lập được 245 tổ vay vốn cho 8.773 hộ vay với tổng dư nợ đạt 349.023 triệu đồng.  Trong đó, số hộ nghèo được vay vốn là 1.803 lượt hộ; cận nghèo 4.515 lượt hộ; hộ mới thoát nghèo 1.002 lượt hộ.  Từ nguồn vốn vay đã giúp 12.240 lao động có việc làm ổn định và hơn 8.240 lượt hội viên nông dân vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khá giàu.
          Hằng năm, thông qua việc thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Hội Nông dân và Ngân hàng chính sách xã hội, vốn tín dụng ngân hàng đã trực tiếp đến với nông dân và phát huy tác dụng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, đô thị, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Vai trò của Hội Nông dân ngày càng được củng cố, hệ thống tín dụng của ngân hàng được mở rộng, an toàn và hiệu quả. Để chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân và Ngân hàng chính sách xã hội thực sự đi vào cuộc sống và đưa nguồn vốn trực tiếp tới tay nông dân nghèo, Hội Nông dân các cấp ttreen địa bàn thị xã đã làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên, giúp nông dân nắm được mục đích, ý nghĩa của việc cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn, chú trọng khâu chọn điểm chỉ đạo, người có uy tín kinh nghiệm làm tổ trưởng vay vốn, xét duyệt đối tượng cho vay bảo đảm khách quan, dân chủ, giám sát việc kiểm tra sử dụng vốn vay của các hộ, đôn đốc các hộ vay trả nợ gốc và phí khi đến hạn. Định kỳ hàng năm, tổ chức tập huấn về quản lý tín dụng, ghi chép sổ sách cho cán bộ hội và tổ trưởng các tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao năng lực trong việc quản lý nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, các cấp Hội còn phối hợp tổ chức chuyển giao KHKT và xây dựng nhiều mô hình, dự án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hội viên nông dân như xây dựng mô hình sản xuất nấm, mô hình nuôi vịt biển, hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp… nhằm trang bị kiến thức, phổ biến kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình giúp hội viên nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Qua việc triển khai thực hiện dịch vụ uỷ thác, Hội Nông dân các cấp đã tham mưu với chính quyền địa phương xác định đối tượng nghèo có đủ điều kiện vay vốn, đối tượng được vay vốn theo từng chương trình của Ngân hàng chính sách xã hội.
          Để tăng nguồn vốn tín dụng hằng năm, Ngân hàng chính sách xã hội đã cùng với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt việc huy động vốn: Đến cuối năm 2017 đã huy động 20.688 triệu đồng (tăng 227,89% so với năm 2014). Trong đó: huy động của tổ chức cán nhân 10.047 triệu đồng; huy động tiền gửi tại điểm giao dịch xã, phường 2.714 triệu đồng; huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn 10.641 triệu đồng.
          Nhờ được vay vốn tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước và được các cấp Hội Nông dân tư vấn, hướng dẫn cách tổ chức sản xuất, nhiều hộ nông dân nghèo trong thị xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Phát huy những kết quả đạt được, Hội Nông dân thị xã tiếp tục phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thị xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện chức năng chăm lo, bảo vệ quyền lợi của hộ nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, duy trì mô hình quản lý và uỷ thác cho vay gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội giúp nông dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Quốc Đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay3,811
  • Tháng hiện tại3,811
  • Tổng lượt truy cập34,433,338
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây