Giới thiệu Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thứ sáu - 07/06/2019 09:36
Ngày 26 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 09 tháng 12 năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014. Luật được bố cục thành 5 Chương gồm 80 Điều.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành từ năm 2005 đã tạo được khung pháp lý có giá trị cao và đồng bộ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân. Theo đó, đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong lao động, sản xuất và đời sống. Các Bộ ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị đã xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch công tác đưa việc tổ chức triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí  thành một nội dung của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành tiêu chí xem xét, đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật cho thấy tình trạng lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Do đó ngày 26 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 09 tháng 12 năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 được bố cục thành 5 Chương gồm 80 Điều, trong đó quy định việc thực hành tiết kiệm trong các lĩnh vực tập trung tại Chương II, cụ thể như sau:
Chương I: Quy định chung, gồm 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10): quy định về: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí; Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nước.
Chương II: Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số lĩnh vực gồm 8 mục và 56 điều (từ Điều 11 đến Điều 66), cụ thể như sau:
Mục 1: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
Mục này gồm 6 điều (từ Điều 11 đến Điều 16). Mục này quy định về: Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Nguyên tắc ban hành định  mức, tiêu chuẩn, chế độ; Trách nhiệm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
Mục 2: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Mục này gồm 11 điều (từ Điều 17 đến Điều 27) quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong: Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước; Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia; Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế; Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước; Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan, tổ chức; Hành vi gây lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Mục 3: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước.
Mục này gồm 5 điều (từ Điều 28 đến Điều 32) quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong: Mua sắm; trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại; Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại; Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, phương tiện thông tin, liên lạc và các hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin liên lạc.
Mục 4: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng
Mục này gồm 13 Điều (từ Điều 33 đến Điều 45) quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong: Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư, dự án đầu tư; Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình; Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư; Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình; Quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng; Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng; Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ, công trình phúc lợi công cộng và hành vi lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng.
Mục 5: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
Mục này gồm 6 điều (từ Điều 46 đến Điều 53) quy định về: Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất, tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên rừng và tài nguyên khác; Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo; Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.
Mục 6: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước
Mục này gồm 5 điều (từ Điều 54 đến Điều 58) quy định về: Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và trong các cơ quan, tổ chức khác; Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước.
Mục 7: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
Mục này gồm 4 điều (từ Điều 59 đến Điều 62) quy định về THTK, CLP trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý, sử dụng đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; THTK, CLP tại doanh nghiệp nhà nước; Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Mục 8: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
Mục này gồm 4 điều (từ Điều 63 đến Điều 66) quy định về: Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng; Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
Chương III: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gồm 12 Điều (từ Điều 67 đến Điều 75): quy định về trách nhiệm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, Bộ Tài chính, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan thanh tra; Kiểm toán nhà nước; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.
Chương IV: Khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm gồm 3 điều (từ Điều 76 đến Điều 78): Để khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân  thực hành tiết kiệm, tham gia phát hiện lãng phí, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 bổ sung quy định về việc khen thưởng và nguồn khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hành tiết kiệm, tham gia phát hiện lãng phí, chống lãng phí
Chương V: Điều khoản thi hành gồm 2 điều (Điều 79 và Điều 80) quy định về hiệu lực thi hành quy định: Luật hực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, so với Luật năm 2005 (gồm 11 Chương, 86 Điều), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 giảm 6 Chương và 6 Điều. Việc giảm số chương, điều nói trên là kết quả của rà soát, xử lý những nội dung trùng lặp tại Luật hiện hành.
Khi Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu lực thi hành Chính Phủ đã ban hành Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay48,112
  • Tháng hiện tại273,240
  • Tổng lượt truy cập41,418,694
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây