Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018)

Thứ hai - 06/08/2018 09:14
Để phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và tương đương (thôn, tổ dân phố) trên phạm vi cả nước, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thồng, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
Quyết định 22/2018/QĐ-TTg quy định về mục đích, các nguyên tắc, phạm vi nội dung và hình thức; các bước soạn thảo, thông qua, công nhận, sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước; công tác thông tin, phổ biến hương ước, quy ước; trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, việc kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện hương ước, quy ước và có một số điểm mới và quan trọng, cụ thể như sau:
1. Về hình thức, xác định hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận; không quy định hương ước, quy ước phải có chương, điều, khoản, điểm như trước đây, chỉ qui định chung "ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với cộng đồng dân cư".
2. Về nội dung, hương ước, quy ước không được vi phạm quyền con người, quyền công dân; phải bảo đảm bình đẳng giới và không được đặt ra các khoản phí, lệ phí, phạt tiền, phạt vật chất.
Hương ước, quy ước chỉ được thực hiện khi có trên 50% tổng số cử tri tán thành và phải có chữ ký xác nhận của Trưởng ban công tác mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố và phải có dấu giáp lai công nhận của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã.
3. Quy định cụ thể về việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm (có nội dung trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội, trái phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình hoặc phong tục, tập quán tốt đẹp khác được áp dụng tại địa phương đã được phê duyệt hoặc vi phạm quy định về biểu quyết thông qua, công nhận hương ước, quy ước), theo đó, khi phát hiện có vi phạm, tùy theo mức độ mà hương ước, quy ước có thể bị tạm ngừng thực hiện hoặc bị bãi bỏ. Thẩm quyền, căn cứ, thời hạn xử lý hương ước, quy ước vi phạm cũng được quy định rõ trong Quyết định.
4. Trách nhiệm quản lý nhà nước, chủ trì, tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước được giao cho Bộ và Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương, như: a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; d) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước;...
Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, kiến nghị việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm do có nội dung trái pháp luật, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao), Phòng Văn hóa - Thông tin, công chức Văn hóa - Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện cùng cấp triển khai thực hiện Quyết định này.
5. Khuyến khích hòa giải viên ở cơ sở tham khảo, vận dụng hương ước, quy ước để hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong quá trình hòa giải tại cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
6. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo hướng ngân sách nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quản lý nhà nước; cộng đồng dân cư tự bảo đảm kinh phí xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; khuyến khích việc hỗ trợ, đóng góp kinh phí, điều kiện cần thiết khác trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
7. Quy định chuyển tiếp:
- Đối với các bản hương ước, quy ước đã được công nhận hoặc phê duyệt theo Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2018) mà không phù hợp với các nguyên tắc xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này hoặc không đúng thẩm quyền công nhận thì  phải được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc tiến hành thủ tục công nhận trước ngày 31/12/2018.
- Các bản hương ước, quy ước đã được công nhận hoặc phê duyệt mà phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này được tiếp tục thực hiện.
- Kể từ ngày 01/7/2018, các bản hương ước, quy ước chưa được công nhận phải được tiến hành thủ tục công nhận theo quy định của Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay59,331
  • Tháng hiện tại502,689
  • Tổng lượt truy cập41,648,143
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây