Chiến thắng Phù Trịch- La Hà: Niềm tự hào của quân và dân Quảng Bình

Thứ sáu - 28/02/2020 06:36
Từ sau chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông năm 1947 đến năm 1950, cuộc chiến chống thực dân Pháp bước sang giai đoạn mới. Quân và dân ta từ đó chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công, tìm địch mà đánh trên khắp các chiến trường. Ở chiến trường chính ta mở chiến dịch Lê Lợi chủ động tiến công địch ở Hòa Bình, các vùng trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.
Sông Gianh hoàng hôn
Sông Gianh hoàng hôn
Để phối hợp với chiến trường chính, Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh liên khu IV quyết định mở chiến dịch Lê Lai ở Bình Trị Thiên, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, xây dựng và mở rộng các căn cứ cách mạng. Trong chiến dịch Lê Lai, trung đoàn 57 được lệnh của Bộ Tư lệnh liên khu IV điều động vào Bắc Quảng Bình tham gia chiến dịch trong đó tiểu đoàn 418 được phân công chốt tại Quảng Trạch, Tuyên Hóa, tiểu đoàn 346 được phân công về Bố Trạch. Tiểu đoàn 418 cùng bộ đội địa phương 365 và dân quân du kích trên địa bàn đã chiến đấu anh dũng đập tan hệ thống đồn bốt, hương vệ ở Đơn Sa (Quảng Phúc), Hướng Phương (Quảng Phương), Hòa Ninh (Quảng Hòa), Phù Kinh (Phù Hóa). Sau đó liên tục đánh nhiều trận nhằm bao vây và uy hiếp các đồn Ba Đồn, Tiên Lệ, Minh Lệ.
Những thắng lợi ban đầu tại Quảng Trạch làm cho nhân dân ta vui mừng phấn khởi, ngược lại, địch hoang mang, lo sợ. Nắm được tình hình trên, tại chiến trường Bắc Quảng Bình, địch dự kiến sẽ tung lực lượng mạnh ra Quảng Trạch để giải vây cho đồn Tiên Lệ, Minh Lệ. Lúc này, với ý đồ đánh lừa địch, bộ đội ta tung tin chiến dịch Lê Lai kết thúc, trung đoàn 57 được điều ra Thanh Hóa để thành lập đại đoàn 304.
Nhận địch của địch lúc này là, ở Quảng Trạch không còn lực lượng chủ lực, chỉ còn bộ đội địa phương nên chúng lợi dụng thời cơ, đưa quân ra mở trận càn ở vùng Nam Quảng Trạch hòng lấy lại thanh thế đã mất, giải vây cho các đồn trong tình thế bị bao vây, cô lập.
Chiều 26/02/1950, trên đường bộ đội hành quân vẫn nghi binh vượt qua sông Gianh đánh đồn Minh Lệ rút về hậu cứ. Đột nhiên nhận được tin của lực lượng trinh sát về báo “ngày mai địch sẽ đổ bộ mở trận càn vào nam Quảng Trạch với 01 trung đoàn có tiểu đoàn chủ lực Âu Phi tại Đồng Hới tham gia”. Bộ đội đang hành quân được lệnh của Tiểu đoàn cho nghỉ tại chỗ chờ lệnh mới. Sau khi phân tích tình hình, ta bố trí tiểu đoàn 418 vượt sông sang chiếm lĩnh trận địa theo kế hoạch. Tại Phù Trịch, đại đội 54 là đơn vị chủ công đánh mũi chính diện, tăng cường cho trung đội 21 đủ mạnh bố trí sát bờ cửa Hác đánh vỗ mặt từ đầu ngay khi địch chuẩn bị đổ bộ.
Đúng như dự kiến của ta, 8h s¸ng ngµy 27/02/1950, ®Þch tõ 2 c¸nh b»ng ca n«, phà, thuyÒn, ïn ïn kÐo ®Õn ven bê s«ng Gianh ®o¹n Phù TrÞch-Hãi ca H¸c, chóng dïng ho¶ lùc m¹nh uy hiÕp vµ å ¹t ® bé lªn bê Phù TrÞch.
Sau nh÷ng phót nÝn thë chê ®îi, lÖnh nç sóng b¾t ®Çu. Trung ®éi 21 tËp trung ho¶ lùc ®ång lo¹t nh»m vµo to¸n ®Þch ®æ bé lªn bê, do bÞ ®¸nh bÊt ngê, sè tho¸t chÕt la hÐt x« nhau ch¹y ra thuyÒn, phµ. Qu©n ta tËp trung b¾n m¹nh lµm 1 sè thuyÒn bÞ đắm, sè ch¹y ra thuyÒn bÞ chÕt. Theo kÕ ho¹ch lÖnh cho trung ®éi 21 rót 2 tiÓu ®éi 13 vµ tiểu đội 18 vµo lµng. QuyÕt ®Þnh TiÓu ®éi 15 ë l¹i b¸m trô cÇm cù víi giÆc cho TiÓu ®éi 13, 18 rót lui. Ho¶ lùc cña chóng kh¸ m¹nh tËp trung bao v©y tiªu diÖt TiÓu ®éi 15 vµ b¾n ®uæi 2 tiÓu ®éi ch¹y vµo lµng. §ây lµ giê phót thiªng liªng vµ xúc ®éng nhÊt, cuéc chiÕn ®Êu kh«ng c©n søc, tiÓu ®éi 15 tõng ng­êi lÇn l­ît ng· xung. Lóc nµy sóng qu©n ta næ rêi r¹c theo ý ®å chiÕn thuËt. KÎ ®Þch ph¸t hiÖn thÊy ho¶ lùc chóng ta kh«ng m¹nh, chóng cho ®©y lµ Bé ®éi ®Þa ph­¬ng nªn å ¹t tÊn c«ng lÇn 2, mãc chª, ®¹i liªn, trung liªn b¾n xèi x¶ vµo nhng lïm c©y, bôi døa n¬i chóng nghi cßn cã qu©n ta. Địch thừa thế đuổi theo hai tiểu đội chạy vào làng; lúc này hai đại đội 54 và 60 của ta cùng đơn vị trợ chiến nghiến răng chờ đợi giây phút trả thù. Lúc này địch chia ba cánh tiến quân: Một Đại đội thọc sâu vào chính diện, hai Đại đội tiến kép hai cánh sườn, khi Đại đội địch đi đầu lọt vào ổ phục kích của ta chừng 50m, quân ta đồng loạt nổ súng áp đảo buộc chúng không ngốc đầu lên được, xác quân thù chồng chất lên nhau, cả đại đội Âu Phi lọt vào ổ phục kích bị ta tiêu diệt tại chổ. Lúc này địch chi viện một tốp máy bay từ Đồng Hới ra nhào lộn bắn phá, các đồn Thanh khê, Ba Đồn, Tiên Lệ, bắn tới tấp Ca nông về Phù Trịch để ứng cứu cho tiểu đoàn Âu Phi. Lập tức kèn lệnh bộ đội xung phong cả hai đại đội 54 và 60 cùng trung đội du kích rượt đuổi hai đại đội địch hai bên cánh sườn bị ta tiêu diệt, số còn sống sót bỏ chạy về Hói cửa Hác. Thời điểm đó lực lượng trợ chiến của ta về kịp đã tập trung hỏa lực mạnh bắn áp đảo không cho địch chạy ra thuyền, ca nô, chuyển hướng đánh tới tấp vào ca nô địch và bắn máy bay Đacota làm cho chúng hoảng sợ bay cao không dám xuống thấp. Ta bắn chìm hai ca nô và mười thuyền, số địch còn sống sót khoảng 50 tên, vứt súng đạn tư trang, cởi hết áo quần, tạt vào bờ La Hà vào nhà dân cướp quần áo mặc ngụy trang chạy về đuồi Văn Phú để đón ca nô đến cứu, sau đó, chạy về Thanh Khê.
Như vậy, trận chiến thắng của ta tại Phù Trịch quân ta duy nhất chỉ có một tiểu đoàn 418 của trung đoàn 57 có sự phối hợp của bộ đội 365 và du kích của một số xã Nam Quảng Trạch tham gia, đương đầu với một trận càn lớn của địch với số quân huy động toàn tỉnh có cả lính Âu Phi và lính ngụy. Kết quả tiểu đoàn chủ lực Âu Phi của địch bị xóa sổ,trong đó có 1 tên quan, gần 300 tên địch bị bắt sống, ta thu được: 100 khẩu súng đại, trung, tiểu liên; 300 súng trường; 45 súng lục, nhiều quân trang, quân dụng, điện đài, đạn dược và nhà bạt....
Chiến thắng Phù Trịch-La Hà là một đột phá lớn, tạo lòng tin vững chắc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta và tạo tiền đề để tấn công các đồn bốt lớn của địch trên bờ Bắc - Nam sông Gianh, động viên mọi lực lượng hăng hái tham gia các chiến dịch đánh địch mới, góp phần cùng quân dân cả nước đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trận chiến thắng Phù Trịch-La Hà không những ghi đậm trang sử truyền thống của Trung đoàn 57, Tiểu đoàn 418 anh hùng, của bộ đội chủ lực, mà còn là niềm tự hào của nhân dân Quảng Bình. Đặc biệt, sự hy sinh cao cả, cảm tử của tiểu đội 15 mãi mãi là truyền thống của Quân đội ta chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Với ý nghĩa lịch sử và giá trị giáo dục truyền thống của trận đánh, ngày 11 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định 3213 xếp hạng Trận chiến thắng Phù Trịch – La Hà là di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2017, Đảng bộ xã đã xây dựng tượng đài Trận chiến thắng Phù Trịch-La Hà, để các anh sống mãi trong lòng nhân dân trên mãnh đất này, nơi mãi đi vào lịch sử thơ ca, là nơi để giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau về sự anh dũng hy sinh, lòng quả cảm, cảm tử cho tổ quốc khi bị ngoại bang xâm lấn, giáo dục truyền thống yêu quê hương, khẳng định chân lí không có gì quý hơn độc lập tự do. Kỷ niệm 70 năm trận chiến thắng Phú Trịch – La Hà, nối tiếp truyền thống cha ông đi trước đã anh dũng chiến đấu, hi sinh để gìn giữ quê hương, xóm làng và Tổ quốc linh thiêng. Đảng bộ và nhân dân xã Quảng Lộc nguyện quyết tâm phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghĩ, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội; hoàn thiện các tiêu chí để về đích nông thôn mới; đẩy mạnh nâng cao chất lượng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, góp phần nâng cao đời sống vất chất tinh thần cho nhân dân, xây dựng Quảng Lộc ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Tác giả bài viết: CTV Tiến Lực

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay1,657
  • Tháng hiện tại468,356
  • Tổng lượt truy cập40,737,887
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây