Hoàn lương trở thành người làm kinh tế giỏi.

Chủ nhật - 07/04/2019 06:52
Hoàn lương để trở thành người lương thiện không chỉ là khát vọng của những người một thời lầm lỗi mà còn là mong mỏi của cả cộng đồng… Người lầm lỗi hoàn lương, sống hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Anh Nguyễn Xuân Thủy, thôn Thanh Tân-xã Quảng Hòa-thị xã Ba Đồn là một điển hình như thế.
Hoàn lương trở thành người làm kinh tế giỏi.
    Theo chân cán bộ Đội Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp Công an thị xã Ba Đồn, chúng tôi đến cơ sở đúc bàn ghế đá của anhNguyễn Xuân Thủy, thôn Thanh Tân-xã Quảng Hòa. Anh Thủy cho biết: Năm 2002, không may anh bị án giao thông, tông chết người phải đi tù 2 năm. Trở về sau những chuỗi ngày tù tội, cảm giác buồn chán, tự ti, mặc cảm đã làm anh chán nản, muốn buông xuôi mọi thứ. Thế nhưng, được sự quan tâm, động viên từ những người thân trong gia đình, chính quyền, địa phương, anh đã vượt qua mặc cảm, làm giàu từ 2 bàn tay trắng.
Nhìn cơ ngơi của anh Thủy bây giờ, ít ai nghĩ rằng đã có một thời kỳ, người đàn ông này cảm thấy chán nản. Vào tù với án 2 năm vì vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng nhờ cải tạo tốt, anh đã được ân xá ra tù trước thời hạn.
Tâm sự với chúng tôi, anh cho biết: “Khi tôi vào tù, nhà cửa phải bán hết để có tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân, con cái còn quá nhỏ, gánh nặng gia đình  dồn vào vai  người vợ. Thương vợ, thương con mình chỉ biết cố gắng cải tạo thật tốt để mau chóng trở về giúp đỡ vợ con”. 
Ra tù với hai bàn tay trắng, cuộc sống khó khăn đủ đường, nhưng với nghị lực sống, anh quyết tâm làm lại cuộc đời. Với kinh nghiệm về nghề đúc ghế đá, đúc chậu cảnh học được trong thời gian thụ án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Bình, cùng với sự giúp đỡ từ người thân trong gia đình, chính quyền địa phương, anh Nguyễn Xuân Thủy đã mạnh dạn mua máy móc, công cụ để cho ra những sản phẩm ghế đá, chậu cảnh, táng cột nhà, bình hoa….  đạt tiêu chuẩn, phục vụ người dân trên địa bàn và khu vực lân cận.
Bình quân một ngày, cơ sở của anh Thủy sản xuất ra từ 1 -2 bộ bàn, ghế, được bán ra thị trường với giá từ 1,5 – 2,5 triệu đồng. Chủ yếu làm theo đơn đặt hàng nên có thời điểm không làm kịp sản phẩm. Mỗi năm trừ chi phí, vợ chồng anh thu nhập từ nghề đúc ghế đá trên 150 triệu đồng. Không những vậy, anh còn tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, nghề đúc ghế đá đã mang lại cho gia đình anh một cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang, con cái trưởng thành.
     Mong muốn của anh Thủy hiện nay là sẽ tiếp tục mở rộng cơ sở đúc ghế đá của mình để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhiều người dân, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
      Những thành công của anh Nguyễn Xuân Thủy hôm nay là minh chứng rõ nét  về nghị lực hoàn lương của người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương sẽ thực sự tiến bộ khi toàn xã hội có một cách nhìn đúng đắn, đồng thời tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ cho người chấp hành xong án phạt tù bằng tình thương và trách nhiệm của mình.

Tác giả bài viết: Lệ Hằng – Hải Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay42,852
  • Tháng hiện tại126,115
  • Tổng lượt truy cập34,555,642
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây