Quảng Bình: Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại huyện Minh Hóa

Thứ sáu - 14/06/2019 09:43
Ngày 14-6, tin từ Sở Nông nghiệp-PTNT cho biết, theo phiếu xét nghiệm lúc 14 giờ 20 phút ngày 13-6 của Chi cục Thú y vùng III (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An), mẫu bệnh phẩm trên lợn của hộ gia đình ông Đinh Minh Chính (thôn Ba Nương, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa) có kết quả dương tính với vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
images645421 d ch 1 t
Các lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy số lợn tại hộ gia đình ông Đinh Minh Chính (xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa)…

Theo báo cáo của Chi cục chăn nuôi và thú y, vào lúc 18 giờ ngày 7-6, Chi cục nhận được báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Minh Hóa về tình hình lợn ốm và chết ở hộ ông Đinh Minh Chính, do đó, Sở Nông nghiệp-PTNT đã chỉ đạo đơn vị khẩn trương kiểm tra xác minh bệnh dịch trên đàn lợn.
Sáng 8-6, Chi cục đã phối hợp với địa phương tổ chức kiểm tra và lấy mẫu gửi xét nghiệm bệnh tại Chi cục Thú y vùng III. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm âm tính với vi rút gây bệnh DTLCP và cử cán bộ giám sát ổ lợn bệnh, chỉ đạo vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
Ngày 11-6, Chi cục tiếp tục phối hợp với địa phương tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm trên lợn của hộ ông Đinh Minh Chính và gửi xét nghiệm tại Chi cục Thú y vùng III. Kết quả, mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút gây bệnh DTLCP (theo phiếu trả lời kết quả số 2837/CĐXN-CĐ ngày 13-6 của Chi cục Thú y vùng III), lúc 14 giờ 20 phút ngày 13-6.
Theo báo cáo của UBND huyện Minh Hóa, từ ngày 29-5 đến ngày 12-6, tổng đàn lợn ốm và chết của gia đình ông Chính là 108 con, ngày lợn phát bệnh 27-5. Từ ngày 29-5 đến ngày 12-6, số lợn chết là 62 con, đã tiêu hủy (14 lợn nái, 1 lợn đực giống, 3 lợn thịt và 44 lợn con dưới 20kg).

images645419 d ch t
…bằng việc chôn lấp đúng quy định ngay trong đêm 13-6.

Ngày 13-6, UBND huyện Minh Hóa đã ban hành quyết định công bố ổ dịch DTLCP trên địa bàn xã Xuân Hóa. Sau khi công bố dịch, Sở Nông nghiệp-PTNT đã chỉ đạo Chi cục chăn nuôi và thú y phối hợp với địa phương triển khai các biện pháp chống dịch, như: tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại hộ chăn nuôi có lợn ốm chết; tiêu hủy toàn bộ lợn trong hộ chăn nuôi có dịch bằng hình thức chôn lấp trong vòng 6 giờ; khoanh vùng dịch; thành lập các chốt chống dịch trên tuyến đường liên thôn, liên xã; tiêu độc khử trùng các phương tiện đi qua; tổ chức điều tra ổ dịch theo quy định…
Được biết, trong ngày 13-6, Sở Nông nghiệp-PTNT cùng chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ 46 con lợn còn lại (1 con lợn đực giống, 5 con lợn nái, 40 con lợn thịt) của hộ nói trên với tổng trọng lượng tiêu hủy là 4.262,5kg.
Qua kiểm tra ổ dịch, lực lượng chức năng phát hiện đàn lợn của gia đình ông Chính chưa được tiêm phòng vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; thức ăn sử dụng chăn nuôi là thức ăn công nghiệp.
Theo nhận định ban đầu mối nguy lớn nhất làm lây lan bệnh DTLCP là từ nguồn thức ăn (thức ăn hỗn hợp sản xuất tại: Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương) có thể  lây nhiễm trong quá trình vận chuyển thức ăn từ Hải Dương vào hộ nuôi lợn.
Được biết, đây là ổ dịch DTLCP đầu tiên ghi nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Tác giả bài viết: Lê Mai (Báo Quảng Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Hôm nay58,869
  • Tháng hiện tại502,227
  • Tổng lượt truy cập41,647,681
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây