Nghề mây đan Quảng Văn góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong mùa dịch Covid-19.

Chủ nhật - 31/10/2021 16:40
Mặc dù chịu tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 nhưng nghề mây đan Quảng Văn-thị xã Ba Đồn vẫn duy trì hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương trong mùa dịch.
HTX Mây tre đan Quảng Văn duy trì hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương trong mùa dịch.
HTX Mây tre đan Quảng Văn duy trì hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương trong mùa dịch.
     Nghề mây đan ở xã Quảng Văn hình thành từ những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Trải qua thời gian, nghề mây đan ở đây không bị mai một mà vẫn được duy trì và trở thành nghề truyền thống của địa phương. Hiện xã Quảng Văn có khoảng 400 hộ dân theo nghề mây đan, trong đó, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh, dịch vụ mây tre đan, nón lá Quảng Văn (gọi tắt là HTX mây tre đan Quảng Văn) chiếm hơn 60% thị phần và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 200 hộ dân. Nhờ nghề mây đan mà nhiều hộ gia đình trong xã ổn định việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Một đặc trưng của nghề mây đan ở xã Quảng Văn không gia công thành các sản phẩm gia dụng như những làng nghề truyền thống khác, mà chủ yếu đan thành tấm dài khoảng 15m, rộng từ 0,4-0,9m theo đơn đặt hàng. Từng tấm mây đan thường được dùng để làm bàn ghế, trang trí nội thất... rất được thị trường ưa chuộng.
Mây được dệt thành tấm dưới bàn tay khéo léo của người dân xã Quảng Văn
Mây được dệt thành tấm dưới bàn tay khéo léo của người dân.
       Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng nghề mây đan Quảng Văn vẫn được duy trì bởi nghề này không tập trung đông người, người dân trong xã nhận nguyên vật liệu về làm tại nhà. Theo người dân địa phương cho biết, trung bình mỗi tấm dài 15x0,9m mất 6 ngày để đan xong, tiền công là 900.000 đồng/tấm.     Mây được dệt thành tấm, người dân sẽ nhập lại cho HTX mây tre đan Quảng Văn, sau đó, HTX sẽ nhập lại cho thương lái. Đây là mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu nên đầu ra khá ổn định mặc dù có chịu tác động của dịch Covid-19. Với việc duy trì nghề truyền thống của địa phương đã tạo điều kiện giải quyết việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Tác giả bài viết: Lệ Hằng - Hải Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm67
  • Hôm nay23,797
  • Tháng hiện tại787,327
  • Tổng lượt truy cập34,318,046
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây