Triển khai chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Thứ sáu - 13/08/2021 06:56
Căn cứ Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Quy định chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Công văn số 1071/SLĐTBXH ngày 09/8/2021 của Sở Lao động – TBXH về việc hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.Để triển khai có hiệu quả công tác hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn, Ủy ban nhân dân thị xã yêu cầu các phòng ban, đơn vị liên quan, UBND các xã, phường triển khai thực hiện các nội dung sau:
(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa: Internet)
 
I. Về Đối tượng, điều kiện và trình tự thủ tục thực hiện:
- Căn cứ pháp lý: khoản 12, mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 2502/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình.
1. Đối tượng, điều kiện:
1.1. Đối tượng: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do).
1.2. Điều kiện:
a) Đang cư trú hợp pháp (thường trú và tạm trú) và làm việc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
b) Từ 15 tuổi trở lên
c) Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn 1,5 triệu (khu vực nông thôn), 2 triệu (khu vực thành thị) và gặp khó khăn trong cuộc sống
d) Có thời gian làm việc từ 30 ngày liên tục trở lên (tính đến thời điểm hỗ trợ) và có thu nhập chính từ công việc này
e) Nghỉ việc, ngừng việc từ 14 ngày liên tục trở lên (trong khoảng 01/5/2021-31/12/2021) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch covid-19.
f) Lao động trong các ngành nghề:
- Thu gom phế liệu, bốc vác ở bến tàu, bến xe;
- Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô chở khách, lái xe điện 04 bánh chở khách du lịch;
- Bán lẻ vé xổ số kiến thiết lưu động (không bao gồm đại lý);
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
- Lao động trong các cơ sở giữ trẻ tại nhà;
- Lao động tự làm hoặc làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm tiệc cưới lưu động); cơ sở lưu trú du lịch; các đơn vị khai thác các sản phẩm du lịch, khu, điểm tham quan du lịch (bao gồm nhân viên khuân vác, đầu bếp, người phục vụ, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, lái thuyền và nhân viên phục vụ thuyền vận tải chở khách du lịch); chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, tiệm nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, quán internet, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, quán cafe, phòng tập gym, yoga, zumba, khu vui chơi, thể dục thể thao).
2. Mức hỗ trợ một lần: 1.500.000đ/người
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị (phụ lục 01)
+ Giấy xác nhận về tình trạng việc làm của đối tượng đề nghị hưởng chính sách của Chính quyền cấp xã nơi tạm trú hoặc cơ quan, đơn vị nơi người lao động làm việc
Lưu ý:
+ Trường hợp người lao động có thường trú hoặc tạm trú tại một địa phương và cũng làm việc trên địa phương đó thì hồ sơ đề nghị tại địa phương chỉ cần Đơn đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã (đối với người lao động làm việc tự do không có người sử dụng lao động) hoặc cơ quan, đơn vị (làm việc cho người sử dụng lao động) nơi người lao động làm việc;
+ Trường hợp người lao động làm việc tại địa phương khác (không phải tại nơi đang thường trú hoặc tạm trú) thì hồ sơ gồm: Đơn đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã (nơi đang thường trú hoặc tạm trú); Giấy xác nhận ở địa phương khác về tình trạng việc làm của đối tượng, đầy đủ thông tin cơ bản (họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, số CMND/thẻ CCCD, nơi thường trú, nơi tạm trú), công việc mà đối tượng đang làm, thời gian làm công việc đó, lý do nghĩ việc và chưa hưởng chế độ tại địa phương (Phụ lục 2).
+ Về cam kết không lập hồ sơ đề nghị tại nơi khác: Người lao động ghi cam kết không lập hồ sơ hưởng chế độ ở địa phương khác tại vị trí “người lao động ký tên” ở Đơn đề nghị hỗ trợ (Phụ lục 01).
- Trình tự, thủ tục:
+ Bước 1: Người lao động đề nghị hỗ trợ (theo mẫu phụ lục 01) gửi UBND cấp xã nơi đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ;
+ Bước 2:  UBND cấp xã tiếp nhận, rà soát, thẩm định mời MTTQ và đoàn thể giám sát; công khai và niêm yết với cộng đồng dân cư về danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện trình UBND thị xã (Phòng LĐTBXH) theo Phụ lục 2 (03 ngày làm việc)
+ Bước 3: Phòng LĐTBXH tiếp nhận, thẩm định, tổng hợp trình UBND thị xã; UBND thị xã ban hành quyết định phê duyệt DS và kinh phí (02 ngày làm việc)
+ Bước 4: UBND cấp xã chi trả ngay cho đối tượng sau khi nhận kinh phí từ Phòng Lao động – TBXH.
Tải Côngvăn và các Phụ lục đính kèm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay35,615
  • Tháng hiện tại35,615
  • Tổng lượt truy cập41,181,069
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây