Thị xã Ba Đồn: Phát huy tiềm năng, lợi thế quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 2022
Thứ ba - 18/01/2022 10:56
Thời gian qua, nhờ khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thị xã Ba Đồn đã có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội và đã đạt được những thành quả nhất định.
Xác định nông nghiệp vẫn là một trụ cột quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Năm 2021, thị xã Ba Đồn đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao…Theo đó, thị xã đã triển khai việc canh tác lúa theo quy trình SRI với giống lúa chất lượng cao trên diện tích 550 ha; chuyển đổi thêm 19,95 ha diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác, nâng tổng diện tích chuyển đổi các năm hơn 173 ha. Ký kết với Tổng công ty Sông Gianh thực hiện chuỗi liên kết giá trị sản phẩm lúa với tổng diện tích 260 ha. Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao như: trồng rau thủy canh, trồng dưa lưới trong nhà màng, tưới tiêu bằng công nghệ nhỏ giọt Isaren… được quan tâm thực hiện. Nhờ thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên ngành nông nghiệp thị xã Ba Đồn trong năm 2021 không những vượt qua những khó khăn, thách thức mà còn từng bước phát triển. Nông nghiệp được mùa toàn diện, diện tích gieo trồng cả năm thực hiện được hơn 7.500 ha, tổng sản lượng lương thực đạt hơn 30.000 tấn. Thực hiện hiệu quả đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), thị xã chú trọng xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: nước mắm, ruốc Nhân Thọ, đũa gỗ Quảng Thủy; gạo Quảng Hòa, tỏi Ba Đồn…để vươn xa hơn tới thị trường trong và ngoài nước. Thị xã cũng chỉ đạo các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi. Ngoài ra, thị xã Ba Đồn còn có thế mạnh để phát triển nghề đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Năm qua, sản lượng đánh bắt nuôi trồng thủy sản thực hiện khoảng 15.600 tấn, tăng 2,33% so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn thị xã có 962 chiếc tàu đánh cá, trong đó tàu cá từ 15m trở lên hoạt động ở vùng khơi là 376 chiếc. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 473 ha, đạt 100%KH, tăng 1,07 so với cùng kỳ. Đây là điều kiện thuận lơi để phát triển các nghề liên quan đến nghề cá như: đóng tàu, chế biến thủy hải sản, đan lưới,…
Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, gồm: Đường bộ, đường sắt, đường thủy; nằm trên tuyến giao thông Bắc - Nam của Việt Nam, thị xã Ba Đồn được xác định là trung tâm kinh tế - văn hóa phía Bắc tỉnh Quảng Bình, vì vậy, việc phát triển thương mại dịch vụ, giao thương hàng hóa là điều tất yếu. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng bằng những cách làm sáng tạo, đúng hướng, ngành kinh tế thị xã Ba Đồn vẫn phát triển ổn định. Trong năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 5.500 tỷ đồng, tăng 12,62% so với cùng kỳ. Hiện thị xã có 4 siêu thị, 22 chợ truyền thống và 5.692 cơ sở kinh doanh TM-DV, tạo việc làm cho hơn 9.500 lao động, chất lượng hàng hóa ngày càng được nâng lên, tạo cơ hội bình ổn giá cả, sản phẩm đa dạng, hàng hóa phong phú. Thị xã Ba Đồn cũng là địa phương nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống đưa lại hiệu quả kinh tế cao, như: nón lá, mây tre đan lát, mộc mỹ nghệ, chổi đót, bánh bún…Thế nên, việc chú trọng phát triển các làng nghề để giữ gìn truyền thống và nét đặc trưng của địa phương đã mang tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương và mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Với việc hội tụ những tiềm năng, lợi thế như trên, thị xã Ba Đồn luôn biết cách phát huy để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Năm 2022, thị xã tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển KT-XH. Triển khai hiệu quả chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cơ quan, đơn vị ngay từ đầu năm 2022. Với chỉ tiêu cụ thể, giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư tăng 2,3%; Giá trị công nghiệp, ngành nghề nông thôn tăng 7,8%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 12,7%; Tổng sản lượng lương thực đạt 29.286 tấn; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 370 tỷ 650 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 49,5 triệu đồng/người/năm… Để đạt được mục tiêu trên, thị xã tập trung chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị. Tiếp tục trồng rừng, phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; làm tốt công tác dịch vụ hậu cần nghề cá. Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; bám sát lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...