Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè

Thứ tư - 02/05/2018 14:08
Do đặc điểm thời tiết khí hậu ở nước ta, từ xuân sang hè, nhiều bệnh dịch phát triển ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng. Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chúng ta cần tích cực và chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè như: thực hiện tiêm chủng đối với những bệnh có vacxin như sởi, thủy đậu, viêm não vi rút.. Ngoài ra, đối với các bệnh không có vacxin cần tăng cường giữ vệ sinh như ăn chín uống chín, khơi thông cống rãnh, diệt muỗi, nhà cửa thông thoáng. Sau đây là một số bệnh truyền nhiễm cần biết khi thời tiết sang hè:
1. Bệnh sởi: Bệnh do Virut sởi gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu, lây qua đường hô hấp.
      Phòng bệnh: tiêm vacxin, cách ly khi bị bệnh và vệ sinh răng miệng, mũi họng phòng biến chứng.
2. Bệnh tay chân miệng cũng bắt đầu vào mùa. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm nay, một số dịch bệnh đang có số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, bệnh tay chân miệng ghi nhận 549 ca mắc (tăng 91%). Bệnh do virut gây ra, chưa có vắc-xin phòng, là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Không có miễn dịch chéo (nghĩa là có thể bị lại vì nhiễm virut khác cùng nhóm).
Phòng bệnh: rửa tay sạch trước khi ăn, cách ly khi bị bệnh và vệ sinh răng miệng, mũi họng phòng biến chứng. 

3. Bệnh viêm não do virus: bệnh viêm não virus ghi nhận 9 trường hợp, trong khi cùng kỳ năm 2014 không có trường hợp mắc. Bệnh viêm não virus thường gia tăng vào mùa hè.
Bệnh viêm não Nhật Bản: Là bệnh do virus gây nên, trung gian truyền bệnh là muỗi Culex, một loại muỗi thường sống ở các vùng có nhiều ao tù và đồng ruộng lúa nước. Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản thường là lợn, dơi, chim hoang dã. Bệnh viêm não Nhật Bản thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời và có thể gây thành dịch lớn. Phòng bệnh bằng cách: Tiêm vacxin, thường chỉ tiêm cho trẻ em. Khi mắc bệnh phải nhập viện sớm.
4. Bệnh thủy đậu: Trung bình hàng năm ở nước ta có khoảng 30-40 nghìn trường hợp mắc, bệnh thường nhẹ và hầu như không có tử vong. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do Virut. Bệnh lây theo đường hô hấp nên dễ thành dịch.
Phòng bệnh bằng tiêm vắc-xin, cách ly khi bị bệnh, hạn chế vận động và vệ sinh răng miệng, mũi họng phòng biến chứng

5. Bệnh Sốt Xuất huyết (SXH): Bệnh do virut Dengue gây nên qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes egypty. Bệnh chưa có vacxin phòng bệnh (đang nghiên cứu). Phòng bệnh hiện nay là nằm màn, diệt muỗi, khơi thông cống rãnh và nước đọng, khi bị sốt quá 3 ngày nên uống nhiều nước và khám ở các cơ sở y tế.
6. Bệnh cúm A: Cũng là bệnh hô hấp cấp tính và có tính rất nguy hiểm do virus cúm A (H5N1) gây ra, virus này chủ yếu gây bệnh trên gia cầm, các động vật máu nóng và trên người. Triệu chứng của bệnh về cơ bản cũng giống như cúm A (H1N1), tức là: Ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, diễn biến nhanh và gây tử vong rất nhanh. Bệnh ở người chủ yếu là do lây trực tiếp từ gia cầm bệnh, ốm chết khi tiếp xúc hoặc giết mổ, ăn thịt.
Phòng bệnh không ăn thịt và giết mổ gia cầm bị bệnh, khi bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị.

 7. Bệnh tiêu chảy cấp: Có thể là tiêu chảy thường hoặc tiêu chảy cấp nguy hiểm do phẩy khuẩn tả, kiết lỵ, thương hàn. Tiêu chảy thường do bị nhiễm virus, hoặc các loại vi khuẩn thông thường, bệnh chứng thường nhẹ hơn và ít gây thành dịch lớn so với tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là dịch tả). Bệnh tả là bệnh tối nguy hiểm có thể gây tử vong cao. Mùa hè ở nước ta có khí hậu nóng ẩm nên các loại vi khuẩn dễ phát triển trong thực phẩm, thức ăn, làm cho thức ăn nhanh bị hỏng, bị ôi, thiu, là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp bị tiêu chảy. Mặt khác, sau những ngày mưa bão, lũ lụt thì các vi khuẩn càng có điều kiện sinh sôi, phát tán trong môi trường đất, nước, thực phẩm, làm cho số người mắc tiêu chảy càng tăng cao.
     Ðể tránh không bị tiêu chảy hoặc tả, lỵ thương hàn, chúng ta cần: Tăng cường vệ sinh cá nhân. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống chín.
8. Rubella là bệnh do virus gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Rubella lây qua đường hô hấp, lây lan do tiếp xúc với chất tiết qua đường mũi họng của bệnh nhân. Bệnh được lây truyền bởi các hạt nước bọt khi hắt hơi, sổ mũi,… khuếch tán rộng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Bệnh biểu hiện bằng sốt nhẹ 1-2 ngày, đau mỏi người và phát ban dạng sởi
    Đôi khi người bị nhiễm Rubella có biểu hiện nhẹ không điển hình hoặc không có triệu chứng gì. Tuy nhiên đây là những người lành mang virus, là nguồn lây bệnh quan trọng, làm cho dịch phát tán và lan rộng nhanh chóng.
       Rubella là bệnh lành tính, nhưng tác hại của nó đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh như các bệnh tim bẩm sinh, bệnh đầu nhỏ, đục thuỷ tinh thể, điếc, chậm phát triển tâm thần,….
Bệnh Rubella chưa có thuốc điều trị, cách tốt nhất là tiêm vắc-xin để phòng bệnh, hiên có loại vacxin 3 trong 1: Sởi-Quai bị-Rubella (trong 1 mũi tiêm).       .
        Bệnh Rubella có thể phòng ngừa hữu hiệu bằng việc cách ly, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.                                          

Nguồn tin: Theo Báo sức khỏe và đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN WEBSITE BADONTV.VN - TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO VÀ TRUYỀN THÔNG THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ Website: badontv.vn Tên gọi: BĐRT (BaDon Radio Television) Trang thông tin điện tử tổng hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã Ba Đồn. Tôn chỉ, mục đích: Website được xây dựng, hoạt động nhằm đăng tải, lưu trữ các văn bản bao gồm tin tức, sự kiện,...

Thống kê
  • Đang truy cập275
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay27,238
  • Tháng hiện tại110,501
  • Tổng lượt truy cập34,540,028
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây