Thị xã Ba Đồn: Nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm
Thứ tư - 15/01/2025 07:19
Với vai trò là cơ quan tham mưu, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) thị xã Ba Đồn đã khẳng định vai trò nòng cốt, giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác an sinh xã hội, đẩy mạnh đào tạo nghề và giải quyết việc làm nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và góp phần đưa kinh tế - xã hội của thị xã tăng trưởng toàn diện và bền vững.
Thời gian qua, Phòng LĐ-TB&XH thị xã đã thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ đối với các diện đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn toàn. Đã thường xuyên rà soát các đối tượng yếu thế, nắm bắt tình hình đời sống của các đối tượng để triển khai kịp thời các chính sách của Nhà nước đối với đối tượng bảo trợ và lập hồ sơ bổ sung danh sách đối tượng bảo trợ mới phát sinh hoặc ngừng trợ cấp đối với đối tượng không còn trong diện bảo trợ xã hội theo đúng quy định. Toàn thị xã hiện có 5.154 đối tượng đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội, bình quân mỗi tháng chi trả hơn 3,8 tỷ đồng. Các chế độ luôn được giải quyết và chi trả kịp thời như: mai táng phí, trợ giúp xã hội đột xuất; chúc thọ, mừng thọ cho các cụ tròn 90, 100 tuổi; thăm, tặng quà cho đối tượng BTXH có hoàn cảnh khó khăn tiếp nhận, vận chuyển, cấp phát gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và hỗ trợ gạo giáp hạt; hỗ trợ tiền điện cho đối tượng BTXH không thuộc hộ nghèo có mức tiêu thụ dưới 50Kw/tháng; 100% đối tượng BTXH được cấp thẻ BHYT. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Đền ơn đáp nghĩa" bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Phòng đã tham mưu UBND thị xã tích cực chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, thực chi trả đầy đủ, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách cho người có công. Tính đến nay, số lượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn thị xã 2.137 người; bình quân mỗi tháng chi trả hơn 4,9 tỷ đồng. Các chương trình tình nghĩa như: xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng nhà tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; thăm hỏi tặng quà đối các đối tượng chính nhân các ngày lễ tết đã được phát động tới toàn thể các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân. Công tác giải quyết việc làm được thực hiện đồng bộ và triển khai nhiều giải pháp thực hiện các cơ chế, chính sách về lao động, việc làm như: đẩy mạnh đào tạo nghề, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia việc làm và ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội; tăng cường hoạt động giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức. Đồng thời, phát huy trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác tạo việc làm, huy động tối đa các nguồn lực sẵn có trong dân để tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Năm 2024 đã giải quyết việc làm cho hơn 3.200 lao động, đạt 108% so với kế hoạch năm. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp phát triển thị trường lao động và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đào tạo nghề cơ bản đã phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và gắn với ngành nghề nông thôn, đã tạo điều kiện cho người lao động thuận lợi tìm kiếm việc làm, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong năm tổ chức 02 lớp nghề “Đan vá lưới” và “Trồng rau an toàn” tại xã Quảng Lộc với 70 chỉ tiêu đào tạo. Công tác giảm nghèo luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của thị xã. UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ như: Hỗ trợ cho hộ nghèo về chính sách cho vay tín dụng, hỗ trợ ưu đãi giáo dục, hỗ trợ tiền điện; cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ nhà ở, thăm hỏi, tặng quà tết nguyên đán cho hộ nghèo. Trong năm có hơn 1.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn; hơn 2.800 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; 129 học sinh mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa… Chương trình MTQG giảm nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời, các dự án thành phần thuộc Chương trình đã triển khai tạo thêm được nguồn lực để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo, người nghèo được hỗ trợ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chủ động, tích cực trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, có thêm việc làm, cải thiện thu nhập, tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong năm triển khai hỗ trợ 09 dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo gồm các dự án: mây tre đan, Làm nón lá, chăn nuôi gà lai chọi, nuôi bò sinh sản,với 147 đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người khuyết tật còn khả năng lao động không có sinh kế ổn định tham gia. Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, có 04 dự án gồm: Chăn nuôi ngan đen, nuôi gà lai chọi, nuôi bò sinh sản với 87 đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vàngười khuyết tật còn khả năng lao động không có sinh kế ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm một cách rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo từ 1,49% xuống còn 0,99% (từ 445 hộ xuống 297 hộ). Trên cơ sở những kết quả đạt được, thị xã Ba Đồn tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội; Chương trình mục tiêu về việc làm, dạy nghề và giảm nghèo. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nói chung và đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Tập trung mọi nguồn lực đầu tư để thực hiện giảm nghèo bền vững bằng việc đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp theo nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về Chương trình giảm nghèo, chú trọng vào các lĩnh vực tác động trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người nghèo. Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo như hỗ trợ y tế, giáo dục, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, tiền điện. Có giải pháp quyết liệt đối với những hộ còn ỷ lại không tự lực vươn lên thoát nghèo trong thời gian dài, hộ lười lao động, con cái có điều kiện chăm sóc, phụng dưỡng nhưng tách hộ để hưởng chính sách. Đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa; tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong thực hiện chính sách người có công và chính sách bảo trợ xã hội. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ủng hộ giúp đỡ người người có công với cách mạng, các đối tượng yếu thế để huy động thêm nguồn lực thực hiện chính sách xã hội, góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống cho các đối tượng; hoàn thành đề án xóa nhà tạm cho Người có công với cách mạng, hộ nghèo và cận nghèo; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách xã hội với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về an sinh xã hội; Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ đối tượng, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cáo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác chính sách…
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...