Thị xã Ba Đồn thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025
Thứ ba - 26/03/2024 16:00
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Thị xã Ba Đồn đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025.
Năm 2012, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 367/QĐ-BXD ngày 18/4/2012 về công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đạt tiêu chí đô thị loại 4. Trên cơ sở đó, ngày 20/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập mới thị xã Ba Đồn và 06 phường thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Theo đó, thị xã Ba Đồn được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 16.318,28 ha diện tích tự nhiên, 115.196 nhân khẩu của huyện Quảng Trạch 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường (06 phường và 10 xã). Thị xã Ba Đồn chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014. Số lượng ĐVHC cấp xã của thị xã Ba Đồn đến thời điểm lập Đề án có 16 ĐVHC trong đó có 06 phường và 10 xã. Sau 10 năm thị xã được thành lập, tình hình kinh tế xã hội của thị xã từng bước được phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã năm 2023, bên cạnh những thuận lợi cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thị xã đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Song, với tinh thần đoàn kết, nhất trí cao của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, sự chung sức, đồng lòng và phấn đấu nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân toàn thị xã nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vẫn tiếp tục phát triển, cơ sở vật chất, hạ tầng KT-XH được tăng cường; các lĩnh vực văn hoá, xã hội có chuyển biến tích cực; đời sống của nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các chỉ tiêu về kinh tế: Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư tăng 4,73% (KH tăng 3,0%); Giá trị công nghiệp, ngành nghề nông thôn tăng 11,97% (KH tăng 9%); Tổng mức bán lẻ hàng hóa và Dịch vụ tiêu dùng tăng 13,21% (KH tăng 4 13%); Tổng sản lượng lương thực 31.183 tấn, đạt 104,17%KH; Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 327 tỷ 952 triệu đồng, đạt 84,69% KH tỉnh giao và đạt 75,0% dự toán HĐND thị xã giao; Thu nhập bình quân đầu người đạt 54,6 triệu đồng/người/năm, đạt 107,48%KH; Duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó hoàn thiện hồ sơ 02 xã đạt NTM nâng cao (xã Quảng Hải và Quảng Tân), đạt 100%KH. Thị xã Ba Đồn có 16 ĐVHC cấp xã trong đó có (06 phường và 10 xã) cụ thể, các phường gồm: Quảng Phúc, Quảng Thuận, Quảng Thọ, Ba Đồn, Quảng Long, Quảng Phong. 10 xã gồm: Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Văn, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy, Quảng Tân, Quảng Trung, Quảng Tiên và Quảng Hải. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025: Gồm có 05 Đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp cụ thể: Xã Quảng Tân, xã Quảng Hải, xã Quảng Thủy, xã Quảng Văn, xã Quảng Hòa. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù: gồm 03 ĐVHC cấp xã là xã Quảng Hải, xã Quảng Hòa và xã Quảng Văn. Thị xã đưa ra phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp ĐVHC cấp xã thành ĐVHC đô thị cùng cấp. Sáp nhập, điều chỉnh diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quảng Thủy (có diện tích tự nhiên là 2.77 km2 , đạt 9,2% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 2.993 người, đạt 37,4% so với tiêu chuẩn) và xã Quảng Tân (có diện tích tự nhiên là 2.908 km2 , đạt 9,7% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.066 người, đạt 50.8% so với tiêu chuẩn). Việc lựa chọn phương án sáp nhập xã Quảng Tân với xã Quảng Thủy là phù hợp theo chủ trương với quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND tỉnh sẽ xây dựng thị xã Ba Đồn thành đô thị loại 3 vào năm 2026, đồng thời xây dựng các xã đủ điều kiện để thành lập phường. Theo đó nếu sáp nhập xã Quảng Tân với xã Quảng Thủy sẽ đủ tiêu chuẩn để thành lập phường, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh và của thị xã. Sau khi sáp nhập xã, thì diện tích tự nhiên và quy mô dân số không đạt quy định theo Nghị quyết 35 (Sáp nhập xã Quảng Tân và xã Quảng Thủy thành xã mới có diện tích tự nhiên 5,68 km2 , mới đạt tỉ lệ: 18,93%; quy mô dân số 7.059 người, mới đạt tỉ lệ: 88,23%). Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, thì đồng thời xây dựng đề án để thành lập đơn vị hành chính đô thị theo quy định tại Nghị quyết 35/2023/NQ/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó việc sáp nhập này là phù hợp về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: xã Quảng Tân và xã Quảng Thủy có đường địa giới hành chính liền kề dài, dân cư sinh sống và sản xuất 7 đan xen lẫn nhau; giao thông đi lại rất thuận lợi; trong quy hoạch nông thôn đều tương đồng, thuận tiện cho việc định hướng phát triển chung sau khi sáp nhập; phù hợp về truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của nhân dân hai xã đều tương đồng; hai xã không có đồng bào theo tôn giáo. Sau khi sáp nhập, hai xã cơ bản đảm bảo các tiêu chí để thành lập phường theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Đồng thời chọn sáp nhập 2 xã này cũng thuận lợi cho việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, người lao động sau khi sáp nhập. Việc xây dựng Đề án sáp nhập các ĐVHC cấp xã là việc cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong quá trình đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt 22 động của hệ thống chính trị ở cơ sở; là việc làm thiết thực, phù hợp yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của thị xã trong thời gian tới.