Nỗ lực chung vì sự hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật-trẻ mồ côi (NKT-TMC)

Thứ ba - 17/04/2018 12:09
 Hưởng ứng Năm quốc tế của người tàn tật do Liên hợp quốc phát động với lời kêu gọi: hãy dành sự quan tâm để người tàn tật được hòa nhập bình đẳng với xã hội, ngày 18/4/1981, Chính phủ Việt Nam đã thành lập ủy ban Quốc gia của Việt Nam về Năm quốc tế người tàn tật. Đến  ngày 30/7/1998 UBTV Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về Người tàn tật và ngày 18/4 hàng năm là Ngày Bảo vệ, chăm sóc người tàn tật Việt Nam. Năm 2010, Luật về Người khuyết tật được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011 và quy định ngày 18/4 hàng năm là Ngày Người khuyết tật Việt Nam.
      Việc người khuyết tật Việt Nam có một ngày dành riêng cho mình đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cả hệ thống chính trị. Đảng, Nhà nước đã dành nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nhằm bảo đảm các quyền của người khuyết tật, cải thiện chất lượng cuộc sống để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng ngày càng tốt hơn. Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các sáng kiến quốc tế để thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền của người khuyết tật nói riêng. Việc ban hành Luật NKT, Đề án Trợ giúp NKT, Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em đã tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ, trợ giúp NKT, TMC, giúp họ hòa nhập vào mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mới đây nhất, sự kiện Quốc hội khóa XII phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật tại kỳ họp thứ 8 (ngày 28/11/2014) chính là cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích của người khuyết tật. Đây là một trong những căn cứ pháp lý để Việt Nam khẳng định quan điểm của mình trong lĩnh vực người khuyết tật nói riêng và quyền con người nói chung
        Cùng với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; trong những năm qua, với vai trò là tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi; Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã có nhiều hoạt động góp phần tích cực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhóm đối tượng này, tạo điều kiện tốt nhất để họ được hòa nhập cộng đồng một cách hoàn toàn.
     Tham gia thực hiện Luật NKT, Hội đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú với nhiều chương trình, hoạt động được tổ chức từ Trung ương đến địa phương: Trung ương Hội có chương trình thường niên “Một trái tim - Một thế giới”, Hội nghị Biểu dương NKT, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc định kỳ 3 năm một lần, chương trình đi bộ vì NKT tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung bước yêu thương - trao niềm hy vọng” và tại thành phố Hà Nội với chủ đề “Vì một thế giới hòa nhập cho người khuyết tật”. Các tỉnh, thành Hội cũng tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, thể thao, Hội nghị Biểu dương, Hội nghị Chuyên đề… Thông qua các hoạt động tuyên truyền và bằng những hiệu quả trong hoạt động bảo trợ người khuyết tật, Hội đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp, chia sẻ của nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện các chương trình trợ giúp cho NKT. Từ năm 2011 đến hết 2014, quỹ Hội trong các tổ chức thành viên đã tiếp nhận số tiền và hiện vật quy ra tiền là 1.177 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, Hội đã thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp, góp phần cải thiện cuộc sống của 3,9 triệu lượt NKT.
Hội đã phối hợp tổ chức phẫu thuật, trợ giúp tiếp cận các dịch vụ y tế và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật với 44.412 ca phẫu thuật thay thủy tinh thể, chủ yếu là người cao tuổi; phẫu thuật chỉnh hình PHCN cho 6.846 ca, cung cấp 30.283 xe lăn, xe lắc, xe bại não, hàng nghìn dụng cụ trợ giúp khác và xây dựng hàng nghìn đường tiếp cận cho NKT tại nhà ở và hỗ trợ xây dựng tại trụ sở UBND, trạm xá, nhà văn hóa xã, giúp bảo đảm tiếp cận đối với NKT. Trong đó đã dành sự quan tâm đến NKT ở các tỉnh miền núi khó khăn (Hà Giang, Kon Tum, Cao Bằng, Bắc Kạn,…);  khám chữa bệnh, cấp thuốc, trợ giúp mua thẻ BHYT, thực hiện các dự án về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho NKT, trợ giúp 899.000 lượt NKT tiếp cận các dịch vụ y tế, thực hiện được 2.604 ca phẫu thuật tim, chủ yếu là trẻ em.
      Xác định, dạy nghề và tạo việc làm là hướng trợ giúp NKT mang lại hiệu quả bền vững, Hội đặt ra dạy nghề, việc làm và thu nhập cho NKT là chương trình trọng tâm trong hoạt động của mình. Từ năm 2011 đến năm 2014, Hội đã tổ chức dạy nghề cho 8.515 NKT (trong đó hơn 60% là phụ nữ khuyết tật), tạo việc làm cho khoảng 70% NKT sau học nghề. Có việc làm, có thể giúp NKT phục hồi chức năng, xóa bớt mặc cảm, tự ty, thậm chí là thất vọng, cô đơn, đem lại niềm vui trong cuộc sống; góp phần giảm bớt chi phí của Nhà nước, xã hội; tạo ra cơ hội cho họ hòa nhập với cộng đồng và tham gia đóng góp cho xã hội.
         Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của Hội trong việc thực hiện lĩnh vực an sinh xã hội đối với NKT,  Hội còn tổ chức thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ cải thiện điều kiện sinh hoạt và giảm nghèo (hỗ trợ sinh kế) trực tiếp đối với NKT trên địa bàn xã, trong đó cụ thể hóa các chỉ tiêu, hoạt động chủ yếu của Đề án trợ giúp NKT (Đề án 1019), các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các xã nghèo phù hợp với các chương trình hoạt động của Hội. 4 năm qua, Hội đã hỗ trợ cho hơn 22.700 lượt NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 248 xã, trong đó có 202 xã xây dựng nông thôn mới; qua kiểm tra khảo sát cuối năm 2013 tại 579 hộ gia đình nghèo có NKT được hỗ trợ sinh kế đã có 116 hộ thoát nghèo, chiếm 20%.
        Thị xã Ba Đồn hiện có 1.886 người khuyết tật, trong đó có 28 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Được biết, những năm qua, công tác chăm lo cho người khuyết tật và trẻ mồ côi đã được thị xã đặc biệt quan tâm chú trọng, qua đó nhằm  giúp cho người khuyết tật, trẻ mồ côi hoà nhập cộng đồng, tạo động lực để các em vơi đi mặc cảm, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thị xã vẫn còn rất nhiều đối tượng Người khuyết tật và Trẻ em mồ côi cần được quan tâm giúp đỡ, chia sẻ khó khăn để họ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

                                                                       Nguồn: Tạp Chí Người Bảo Trợ
Bài tuyên truyền Ngày Người khuyết tật 18/4:
Nỗ lực chung vì sự hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật-trẻ mồ côi (NKT-TMC)

       Hưởng ứng Năm quốc tế của người tàn tật do Liên hợp quốc phát động với lời kêu gọi: hãy dành sự quan tâm để người tàn tật được hòa nhập bình đẳng với xã hội, ngày 18/4/1981, Chính phủ Việt Nam đã thành lập ủy ban Quốc gia của Việt Nam về Năm quốc tế người tàn tật. Đến  ngày 30/7/1998 UBTV Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về Người tàn tật và ngày 18/4 hàng năm là Ngày Bảo vệ, chăm sóc người tàn tật Việt Nam. Năm 2010, Luật về Người khuyết tật được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011 và quy định ngày 18/4 hàng năm là Ngày Người khuyết tật Việt Nam.
      Việc người khuyết tật Việt Nam có một ngày dành riêng cho mình đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cả hệ thống chính trị. Đảng, Nhà nước đã dành nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nhằm bảo đảm các quyền của người khuyết tật, cải thiện chất lượng cuộc sống để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng ngày càng tốt hơn. Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các sáng kiến quốc tế để thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền của người khuyết tật nói riêng. Việc ban hành Luật NKT, Đề án Trợ giúp NKT, Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em đã tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ, trợ giúp NKT, TMC, giúp họ hòa nhập vào mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mới đây nhất, sự kiện Quốc hội khóa XII phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật tại kỳ họp thứ 8 (ngày 28/11/2014) chính là cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích của người khuyết tật. Đây là một trong những căn cứ pháp lý để Việt Nam khẳng định quan điểm của mình trong lĩnh vực người khuyết tật nói riêng và quyền con người nói chung
        Cùng với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; trong những năm qua, với vai trò là tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi; Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã có nhiều hoạt động góp phần tích cực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhóm đối tượng này, tạo điều kiện tốt nhất để họ được hòa nhập cộng đồng một cách hoàn toàn.
     Tham gia thực hiện Luật NKT, Hội đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú với nhiều chương trình, hoạt động được tổ chức từ Trung ương đến địa phương: Trung ương Hội có chương trình thường niên “Một trái tim - Một thế giới”, Hội nghị Biểu dương NKT, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc định kỳ 3 năm một lần, chương trình đi bộ vì NKT tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung bước yêu thương - trao niềm hy vọng” và tại thành phố Hà Nội với chủ đề “Vì một thế giới hòa nhập cho người khuyết tật”. Các tỉnh, thành Hội cũng tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, thể thao, Hội nghị Biểu dương, Hội nghị Chuyên đề… Thông qua các hoạt động tuyên truyền và bằng những hiệu quả trong hoạt động bảo trợ người khuyết tật, Hội đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp, chia sẻ của nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện các chương trình trợ giúp cho NKT. Từ năm 2011 đến hết 2014, quỹ Hội trong các tổ chức thành viên đã tiếp nhận số tiền và hiện vật quy ra tiền là 1.177 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, Hội đã thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp, góp phần cải thiện cuộc sống của 3,9 triệu lượt NKT.
Hội đã phối hợp tổ chức phẫu thuật, trợ giúp tiếp cận các dịch vụ y tế và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật với 44.412 ca phẫu thuật thay thủy tinh thể, chủ yếu là người cao tuổi; phẫu thuật chỉnh hình PHCN cho 6.846 ca, cung cấp 30.283 xe lăn, xe lắc, xe bại não, hàng nghìn dụng cụ trợ giúp khác và xây dựng hàng nghìn đường tiếp cận cho NKT tại nhà ở và hỗ trợ xây dựng tại trụ sở UBND, trạm xá, nhà văn hóa xã, giúp bảo đảm tiếp cận đối với NKT. Trong đó đã dành sự quan tâm đến NKT ở các tỉnh miền núi khó khăn (Hà Giang, Kon Tum, Cao Bằng, Bắc Kạn,…);  khám chữa bệnh, cấp thuốc, trợ giúp mua thẻ BHYT, thực hiện các dự án về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho NKT, trợ giúp 899.000 lượt NKT tiếp cận các dịch vụ y tế, thực hiện được 2.604 ca phẫu thuật tim, chủ yếu là trẻ em.
      Xác định, dạy nghề và tạo việc làm là hướng trợ giúp NKT mang lại hiệu quả bền vững, Hội đặt ra dạy nghề, việc làm và thu nhập cho NKT là chương trình trọng tâm trong hoạt động của mình. Từ năm 2011 đến năm 2014, Hội đã tổ chức dạy nghề cho 8.515 NKT (trong đó hơn 60% là phụ nữ khuyết tật), tạo việc làm cho khoảng 70% NKT sau học nghề. Có việc làm, có thể giúp NKT phục hồi chức năng, xóa bớt mặc cảm, tự ty, thậm chí là thất vọng, cô đơn, đem lại niềm vui trong cuộc sống; góp phần giảm bớt chi phí của Nhà nước, xã hội; tạo ra cơ hội cho họ hòa nhập với cộng đồng và tham gia đóng góp cho xã hội.
         Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của Hội trong việc thực hiện lĩnh vực an sinh xã hội đối với NKT,  Hội còn tổ chức thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ cải thiện điều kiện sinh hoạt và giảm nghèo (hỗ trợ sinh kế) trực tiếp đối với NKT trên địa bàn xã, trong đó cụ thể hóa các chỉ tiêu, hoạt động chủ yếu của Đề án trợ giúp NKT (Đề án 1019), các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các xã nghèo phù hợp với các chương trình hoạt động của Hội. 4 năm qua, Hội đã hỗ trợ cho hơn 22.700 lượt NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 248 xã, trong đó có 202 xã xây dựng nông thôn mới; qua kiểm tra khảo sát cuối năm 2013 tại 579 hộ gia đình nghèo có NKT được hỗ trợ sinh kế đã có 116 hộ thoát nghèo, chiếm 20%.
        Thị xã Ba Đồn hiện có 1.886 người khuyết tật, trong đó có 28 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Được biết, những năm qua, công tác chăm lo cho người khuyết tật và trẻ mồ côi đã được thị xã đặc biệt quan tâm chú trọng, qua đó nhằm  giúp cho người khuyết tật, trẻ mồ côi hoà nhập cộng đồng, tạo động lực để các em vơi đi mặc cảm, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thị xã vẫn còn rất nhiều đối tượng Người khuyết tật và Trẻ em mồ côi cần được quan tâm giúp đỡ, chia sẻ khó khăn để họ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
 

Tác giả bài viết: Nguồn: Tạp Chí Người Bảo Trợ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN WEBSITE BADONTV.VN - TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO VÀ TRUYỀN THÔNG THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ Website: badontv.vn Tên gọi: BĐRT (BaDon Radio Television) Trang thông tin điện tử tổng hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã Ba Đồn. Tôn chỉ, mục đích: Website được xây dựng, hoạt động nhằm đăng tải, lưu trữ các văn bản bao gồm tin tức, sự kiện,...

Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm235
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại325,475
  • Tổng lượt truy cập39,845,264
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây