Thị xã Ba Đồn: Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2022

Chủ nhật - 22/05/2022 09:53
Với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”, Tháng Hành động vì trẻ em năm 2022 sẽ được thị xã Ba Đồn triển khai với nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực.
Mục đích tổ chức tháng hành động vì trẻ em nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em trong việc thực hiện Luật Trẻ em, các chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; công tác chăm sóc trẻ em nghèo, trẻ em vùng cồn bãi, ven biển, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và công tác phối hợp giữa các ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thông tin, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả ngay từ trong gia đình.
Tăng cường các giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em; kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đến các cơ quan có chức năng và Tổng đài tư vấn hỗ trợ.
Cung cấp, hỗ trợ, phổ biến kiến thức pháp luật giúp cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên và trẻ em tiếp cận các dịch vụ về y tế, pháp lý bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, nhất là trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Quan tâm, tạo điều kiện và huy động mọi nguồn lực để trẻ em có một mùa hè an toàn, lành mạnh. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền và khu dân cư trong quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi lành mạnh, bổ ích; chú trọng việc phòng ngừa tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước xảy ra trong dịp hè đối với trẻ em.
Để các hoạt động hướng về trẻ em có ý nghĩa thiết thực, UBND thị xã yêu cầu  triển khai theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị đảm bảo thiết thực, hiệu quả. 100% các xã, phường xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em phù hợp với thực tế của địa phương. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp thị tổ chức các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhân Tháng hành động vì trẻ em. Huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại, bạo lực; trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm chăm sóc, hỗ trợ kịp thời; mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em được phát hiện đều được xử lý đúng pháp luật.
Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 được khai mạc lúc 7h30, ngày 27 tháng 5 năm 2022 tại Trung tâm Tổ chức sự kiện Hoàng Huy, địa chỉ: khu phố 2, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn.
Tháng hành động vì trẻ em được triển khai với những thông điệp và khẩu hiệu truyền thông như:  Trẻ em phải được an toàn trong ngôi nhà của mình;  Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng; Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em;  Kiên quyết phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình;  Hãy lên tiếng để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em;  Hãy gọi điện thoại số 111 hoặc 18009293 để thông báo, tố giác mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; Số 111 tiếp nhận thông tin mọi lúc, bảo vệ trẻ em mọi nơi.
Để Tháng hành động vị trẻ em 2022 diễn ra thành công, UBND thị xã yêu cầu các phòng, ban, đơn vị liên quan làm tốt hoạt động truyền thông tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em; pháp luật về xử lý hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự, tin bài, tài liệu, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn.
Phổ biến, tuyên truyền Tổng đài Quốc gia bảo về trẻ em (số 111), đường dây nóng tiếp nhận thông tin, hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc trẻ em của tỉnh (số 18009293). Tổ chức các hoạt động truyền thông cho gia đình, nhà trường, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các cơ quan, địa chỉ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin vụ việc và hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và xã hội hỗ trợ nguồn lực chăm sóc trẻ em, đặc biệt trẻ em các địa phương khó khăn thuộc vùng cồn bãi, ven biển; trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em khuyết tật có nhiều thành tích, tiêu biểu trong học tập. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ.
Các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp thị và UBND các xã, phường nghiên cứu hình thức phù hợp, hiệu quả thúc đẩy sự tham gia của trẻ em:Để trẻ em được bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng; Để các cơ quan, tổ chức đối thoại, thăm dò, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em đối với các vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em; Hướng dẫn trẻ em về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích và các vấn đề liên quan đến trẻ em phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển của trẻ em. Phát huy vai trò nòng cốt của các thành viên Ban Điều hành bảo vệ trẻ em thị xã và các địa phương trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

Tác giả bài viết: Hồng Sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay29,262
  • Tháng hiện tại809,978
  • Tổng lượt truy cập33,448,553
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây