Thị xã Ba Đồn quyết tâm trở thành trung tâm động lực kinh tế - xã hội phía Bắc của tỉnh Quảng Bình

Thứ sáu - 20/09/2024 09:02
Thị xã Ba Đồn được thành lập theo Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ huyện Quảng Trạch cũ. Nằm ở khu vực phía Bắc của tỉnh Quảng Bình, Ba Đồn tiếp giáp với cụm công nghiệp huyện Quảng Trạch, đặc biệt là Cảng biển Hòn La; phía Tây giáp huyện Quảng Trạch và huyện Tuyên Hóa, với lợi thế có trục đường Quốc lộ 12A đi qua, kết nối với Cửa khẩu quốc tế Cha Lo sang nước CHDCND Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch và phía Đông giáp biển Đông.
Thị xã Ba Đồn quyết tâm trở thành trung tâm động lực kinh tế   xã hội phía Bắc của tỉnh Quảng Bình
Thị xã Ba Đồn quyết tâm trở thành trung tâm động lực kinh tế xã hội phía Bắc của tỉnh Quảng Bình
    Xác định được vị trí chiến lược quan trọng cùng những tiềm năng, lợi thế, những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ba Đồn luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thị xã, thu hút đầu tư, chỉnh trang đô thị, hướng tới xây dựng thị xã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa động lực khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự nỗ lực, quyết tâm, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, kinh tế thị xã Ba Đồn luôn giữ được sự tăng trưởng, bộ mặt đô thị ngày càng khởi sắc, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
    Trong tiến trình xây dựng và phát triển đô thị, thị xã Ba Đồn đã chú trọng đến công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đã được thị xã quan tâm đầu tư, xem đó là tiền đề cho sự phát triển của một đô thị mới. Nhờ đó, diện mạo, cảnh quan đô thị Ba Đồn đã có nhiều thay đổi, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Một số định hướng chiến lược đã được thị xã Ba Đồn triển khai thực hiện và thành công đó là đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Thị xã đã ưu tiên, tập trung sử dụng các nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương để đầu tư phát triển hệ thống giao thông; một số công trình quan trọng cho sự phát triển của thị xã đã và đang triển khai trong thời gian qua, như: Đường tránh Quốc lộ 12A qua địa bàn thị xã; Đường kết nối Quốc lộ 12A đi trung tâm huyện Quảng Trạch; Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Quốc lộ 1A, 12A với biển; Đường từ Quốc lộ 12A đi trung tâm các xã vùng Nam; Cầu qua thôn Cồn Nâm (xã Quảng Minh) và thôn Hà Sơn (xã Quảng Sơn)… Bên cạnh đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao để triển khai các dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh, như tuyến Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, tuyến Đường ven biển đi qua địa bàn thị xã. Các công trình, dự án giao thông dần hoàn thiện đã và đang đáp ứng nhu cầu kết nối nông thôn và thành thị, lưu thông hàng hóa trên địa bàn thị xã và trong vùng, nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn thị xã, góp phần phát triển đô thị trong tương lai. Đồng thời, các tuyến giao thông nội thị cũng được thị xã tập trung đầu tư, cải tạo...
          Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được Ba Đồn tập trung thực hiện. Thương mại, dịch vụ đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã, đóng vai trò đòn bẩy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững, đã được Đại hội Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2020-2025 xác định là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Thị xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển thương mại, dịch vụ, chú trọng khai thác các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế sẵn có. Tập trung hướng phát triển về phía biển Quảng Thọ, Quảng Phúc và bờ Bắc sông Gianh đoạn qua các phường Ba Đồn, Quảng Phong, Quảng Thuận và xã Quảng Hải. Triển khai đồng bộ các giải pháp để thu hút các nhà đầu tư có năng lực triển khai các dự án khu đô thị, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu resort ven biển, kết hợp đầu tư phát triển hệ thống giao thông khu vực ven biển. Quy hoạch và xây dựng hệ thống  hạ tầng phục vụ phát triển thương mại, dịch vụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn.
     Thị xã cũng quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư bình quân hàng năm của thị xã tăng theo từng năm. Xác định nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, Ba Đồn đã tập trung đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp, như: hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất tại 10 xã vùng Nam; nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh..
     Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, có thể thấy kết quả phát triển kinh tế - xã hội thị xã Ba Đồn những năm qua vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: Kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ phát triển chưa mạnh, quy mô chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thị xã trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh. Hạ tầng giao thông đô thị và nông thôn còn thiếu đồng bộ, tính kết nối chưa cao; các thiết chế văn hóa, thể thao, các điểm vui chơi, giải trí còn thiếu và chưa đồng bộ...
      Để phấn đấu trở thành trung tâm động lực kinh tế -  xã hội phía Bắc của tỉnh trong giai đoạn 2022 – 2025 và những năm tiếp theo, và đặc biệt là trở thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh vào năm 2026, thị xã Ba Đồn quan tâm tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như: đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị; tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông, điện, nước, thủy lợi, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, thu gom và xử lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi trường; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị; quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng xa, vùng cồn bãi. Thực hiện công khai và quản lý chặt chẽ các quy hoạch được duyệt; xây dựng, chỉnh trang đô thị phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Huy động mọi nguồn lực, đầu tư tập trung, có trọng điểm cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chỉnh trang đô thị. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các công trình, dự án trọng điểm, tạo sức lan tỏa, tạo nền tảng phát triển cho giai đoạn 2020-2025 và các giai đoạn tiếp theo; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư và thu hút đầu tư; tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư hiện có; nghiên cứu, bổ sung một số chính sách mới để thúc đẩy đầu tư phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, với mục tiêu vì sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững là khâu đột phá; tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và bảo quản. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 3,5 - 4,0%. Phát huy thế mạnh về thủy sản, nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hộ; củng cố mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho người dân; đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn, tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa

Tác giả bài viết: Lệ Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay6,012
  • Tháng hiện tại310,781
  • Tổng lượt truy cập39,830,570
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây