Cảnh báo: Phần lớn các ca lây nhiễm COVID-19 do tiếp xúc rất gần, không đeo khẩu trang

Thứ ba - 14/04/2020 14:01

Cảnh báo: Phần lớn các ca lây nhiễm COVID-19 do tiếp xúc rất gần, không đeo khẩu trang

Qua phân tích hơn 200 ca lây nhiễm COVID-19 tại Việt Nam, các chuyên gia cho biết, nữ giới chiếm tỉ lệ 64,3% trong khi nam giới là 35,4%, và chủ yếu ở độ tuổi 20-59. Một phát hiện cũng được nhấn mạnh đó là, đa số các ca lây nhiễm COVID-19 do tiếp xúc rất gần và không đeo khẩu trang khi nói chuyện.
Bên cạnh đó, nhóm dễ lây nhiễm được xác định là nhóm xã hội tương tác nhiều. Nữ lây cho nữ khoảng 43%; trong khi đó ở nam chỉ khoảng 10%.

Các phân tích trên một lần nữa cho thấy ý thức phòng bệnh COVID-19 của người dân cần được nâng cao hơn nữa - nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở trong nước cũng như trên toàn thế giới hiện nay. Và một điều có thể nhận thấy rõ là các biện pháp phòng bệnh COVID-19 mà Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng ngay từ đầu mùa dịch - trong đó có việc đeo khẩu trang là hoàn toàn cần thiết.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đeo khẩu trang có thể hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Bên cạnh sử dụng khẩu trang, người dân cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như: vệ sinh tay và đường hô hấp và tránh tiếp xúc gần – giữ khoảng cách ít nhất 1,5 mét giữa bạn với những người khác.

Với những thông tin hiện có, các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng, con đường lây truyền từ người sang người của COVID-19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người có triệu chứng hô hấp (ví dụ: hắt hơi, ho...) đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, đeo khẩu trang là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả COVID-19.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế. Với người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Khẩu trang vải có thể giặt sạch, phơi khô và tái sử dụng.

Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng trong các trường hợp tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2. Khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi,… Khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Bộ Y tế cho biết, việc đeo khẩu trang y tế không đúng chỉ định có thể gây lãng phí không cần thiết, khan hiếm cho cơ sở y tế và tạo ra tâm lý sai lầm về sự an toàn và có thể dẫn đến bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay 60% độ cồn. Hơn nữa, sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trong dự phòng nguy cơ lây truyền.

q

Cần nghiêm túc thực hiện đeo khẩu trang để phòng COVID-19

Hôm nay (14/4) đã là ngày thứ 14 cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thống kê cho thấy, kể từ khi triển khai Chỉ thị 16, số ca mới mắc đang có xu hướng gia tăng nhanh theo ngày đã bị chặn đứng và đi ngang ở mức rất thấp, điển hình có 2 ngày chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm mới. Tỷ lệ mới mắc trong vòng 10 ngày trước khi thực hiện Chỉ thị 16 giảm xuống nhanh và rõ rệt so với 10 ngày sau khi thực hiện: từ 82% xuống còn 25%.

Một số ổ dịch cơ bản đã được kiểm soát như ổ dịch liên quan Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai (đã dỡ cách ly kể từ 0 giờ ngày 12/4/2020) và quán bar Buddha. Tuy nhiên đã ghi nhận 24 trường hợp mắc mới trong cộng đồng, trong đó đáng chú ý có 10 trường hợp tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Trong 03 ngày đầu tháng 4 ghi nhận 13/24 ca tại cộng đồng nhưng sau đó chỉ còn ghi nhân 1 đến 2 ca mỗi ngày cho đến nay.

Các chuyên gia cho rằng, đây là khoảng thời gian để giảm tối đa các chỉ số di chuyển của xã hội, cắt đứt chuỗi lây lan của dịch bệnh. Đồng thời, ngày 8/4 đánh dấu lần đầu tiên đảo chiều tương quan giữa số ca khỏi bệnh (50,2%) so với số ca đang nhiễm bệnh (49,8%). Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đến ngày 12/4 đã đạt 55%.

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây đã có hiện tượng người dân một số địa phương không chấp hành nghiêm Chỉ thị, tụ tập đông người, không giữ khoảng cách an toàn, tham gia giao thông đông đúc, ra ngoài đường không đeo khẩu trang… Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chính quyền các cấp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo đúng quy định, yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm biện pháp cách ly toàn xã hội, ở tại nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, không tập trung đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng…

q

Hà Nội đông đúc trở lại dù chưa kết thúc cách ly toàn xã hội.

Dự kiến, sau khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sẽ đề xuất Thủ tướng ban hành Chỉ thị mới trong đó quán triệt tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch từ ban đầu, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, củng cố các quy định về truy vết ca bệnh.

Thực tế tại một số quốc gia trên thế giới, khi dịch bệnh COVID-19 mới xảy ra họ không khuyến cáo cộng đồng đeo khẩu trang để phòng bệnh, và kết quả là sự "trả giá đắt" với số ca mắc mới không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, các chính sách của họ dần dần có sự thay đổi theo hướng khuyến nghị người dân đeo khẩu trang thông thường phòng ngừa dịch COVID-19. Chẳng hạn như ở Mỹ, ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo những khuyến nghị mới của Nhà Trắng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, theo đó khuyến cáo người dân dùng khẩu trang, tuy nhiên không phải loại dùng cho y tế.

Đây là một quyết định trái ngược với những tuyên bố trước đây của Người đứng đầu nước Mỹ, ông từng cho rằng, việc đeo khẩu trang là không cần thiết đối với những người không bị bệnh. Điều này xuất phát từ thực tế có rất nhiều người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng và họ có thể là nguyên nhân lây lan dịch bệnh. Mỹ hiện đang là quốc gia đứng đầu thế giới với hơn 586.000 ca mắc, hơn 23.600 ca tử vong vì COVID-19.

Cách đeo khẩu trang:
- Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
- Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.
- Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.
- Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.
Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Thải bỏ khẩu trang:
- Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
- Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
- Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần.
q

Dương Hải

Nguồn: Sức khỏe&Đời sống

Nguồn tin: BỘ Y TẾ - TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN WEBSITE BADONTV.VN - TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO VÀ TRUYỀN THÔNG THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ Website: badontv.vn Tên gọi: BĐRT (BaDon Radio Television) Trang thông tin điện tử tổng hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã Ba Đồn. Tôn chỉ, mục đích: Website được xây dựng, hoạt động nhằm đăng tải, lưu trữ các văn bản bao gồm tin tức, sự kiện,...

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay41,518
  • Tháng hiện tại41,518
  • Tổng lượt truy cập41,186,972
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây