TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Thứ sáu - 22/05/2020 08:31
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng tại các dụng cụ chứa nước, đặc biệt là nước đọng lại ở trong nhà và khu vực quanh nhà (thùng bỏ không, rác thải, lốp xe hỏng, chai lọ,...) Trong môi trường thuận lợi, chỉ sau 1 - 3 ngày trứng sẽ phát triển thành bọ gậy, bọ gậy phát triển thành loăng quăng trong vòng 5 -8 ngày.Sau khoảng 2 - 3 ngày tiếp theo, loăng quăng sẽ phát triển thành muỗi non, rồi phát triển thành muỗi trưởng thành.
+ Cách phòng bệnh sốt xuất huyết chủ động tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt, cụ thể:
* Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng cách:
+Thau chùi, thay nước mới tại cac vật dụng chứa đựng nước sinh hoạt trong gia đình mỗi tuần ít nhất 2 lần để ngăn cản sự sinh sản của muỗi và sự phát triển của bọ gậy
+ Loại bỏ tất cả các vật dụng chứa đựng nước không cần thiết như vỏ lon bia, chai lọ, các phế liệu như lốp xe, các vật dụng chứa đựng nước không cần thiết như lọ hoa, bể cây cảnh, các gốc cây tre, nứa đã được đốn chặt để ngăn chặn muỗi đẻ trứng và phát triển bọ gậy ( đây là việc làm thường xuyên hàng ngày, mỗi người dân cần phải quan tâm đặc biệt).
+ Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp…) để diệt bọ gậy (lăng quăng).
+ Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.
+ Ngủ nằm màn, bật quạt điện tránh muỗi đốt kể cả ban ngày
+ Làm thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, nơi ngủ nghỉ sinh hoạt nhất là các khu vực gầm giường, tủ chứa đựng quần áo, xua đuổi muỗi hàng ngày để không có nơi ẩn nấp của muỗi.
+ Xử lý hóa chất bằng phun tẩm các vật dụng chứa đựng nước không liên quan đến sinh hoạt đời sống như lốp xe, các gốc cây tre nứa đã được đốn còn gốc chứa nước… để diệt lăng quăng, bọ gậy không tái nhiễm do muỗi đẻ trứng.
+ Sử dụng các loại hương đuỗi muỗi, kem chống muỗi đốt…
+ Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng nghi sốt xuất huyết để được khám, tư vấn; điều trị kịp thời phòng ngừa lây nhiễm chéo và bệnh tiến triển nặng.
+ Chủ động phối hợp vơí các đơn vị y tế liên quan phun hóa chất diệt muỗi khi có ca bệnh và ổ dịch, mật độ muỗi tăng cao.
+ Thông báo ngay cho Trạm y tế xã, phường hoặc Trung tâm Y tế thị xã khi phát hiện có người nghi mắc bệnh Sốt xuất huyết, yếu tố liên quan phát triển lăng quăng, bọ gậy, muỗi tại địa bàn để kịp thời phối hợp xử lý.
Nguồn tin: TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ BA ĐỒN