Anh nông dân với đam mê xây dựng thương hiệu gạo sạch, chất lượng cao.

Thứ năm - 07/10/2021 14:25
Với quy trình sản xuất gạo mới và đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến gạo khép kín, anh Nguyễn Thanh Hương (thôn Vĩnh Phú, xã Quảng Hòa) đã thành công trong việc tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Anh Nguyễn Thanh Hương với cánh đồng rộng gần 12 ha sản xuất gạo sạch, chất lượng cao
Anh Nguyễn Thanh Hương với cánh đồng rộng gần 12 ha sản xuất gạo sạch, chất lượng cao
Là người không cam chịu đói nghèo, năm 2016, khi xã Quảng Hòa đẩy mạnh hoạt động tiến hành “dồn điền đổi thửa”. Bên cạnh đó, nhiều người dân đã bỏ ruộng vì trồng lúa không hiệu quả; một số diện tích bị nước mặn xâm nhập trong các đợt thiên tai nên diện tích ruộng bị bỏ hoang khá lớn. Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, hai vợ chồng anh Nguyễn Thanh Hương đã cải tạo 5ha đất ruộng ngập mặn để trồng lúa. Hai anh chị thuê máy xúc để xúc đất ngập mặn và thay đất mới với số kinh phí không nhỏ. Tiếp đó, anh đấu thầu thêm 5ha, thuê 1ha để có cánh đồng rộng gần 12ha như hiện nay.
Đến năm 2019, vợ chồng anh Hương đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, thành lập Hợp tác xã sản xuất chế biến nông sản sạch Quảng Hòa do anh Hương làm chủ nhiệm, cùng 8 thành viên là nông dân địa phương. Trước đây, các thành viên đều làm ruộng theo hướng tự phát, năng suất thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ. Được Phòng Kinh tế thị xã Ba Đồn trực tiếp hướng dẫn các thủ tục thành lập hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm lúa gạo; hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhãn mác, bao bì sản phẩm… với tổng số tiền 320 triệu đồng. Từ nguồn hỗ trợ này, anh Hương đã có điều kiện đầu tư chuỗi giá trị sản phẩm khép kín từ khâu gieo trồng, canh tác, sơ chế, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm gạo an toàn được sản xuất theo quy trình canh tác lúa cải tiến (SRI) của anh Hương khá đa dạng với mức giá từ 11.000 đến 14.000 đồng/kg và đạt ưu thế so với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Anh Nguyễn Thanh Hương Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất chế biến nông sản sạch Quảng Hòa đang kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất ra thị trường
Anh Nguyễn Thanh Hương - Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất chế biến nông sản sạch Quảng Hòa đang kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất ra thị trường
HTX hoạt động trên cơ sở là 1 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gạo sạch Quảng Hòa; gồm 2 nhà kho có sức chứa 200 tấn, 1 xưởng sản xuất, 1 cửa hàng và nhiều loại máy móc như: 4 máy làm đất, 2 máy gặt, 1 máy sấy công suất 5 tấn/mẻ, 1 máy xay, 1 máy ép trấu… Để sản phẩm được vươn xa tiêu thụ ở nhiều nơi, HTX sản xuất chế biến nông sản sạch Quảng Hòa thu gom lúa của các hộ thành viên gồm các loại gạo chất lượng cao như: DV108, Đài Thơm… Sau quy trình sản xuất sẻ tiến hành đóng gói, gắn nhãn mác thành phẩm và tích cực giới thiệu sản phẩm. HTX đã tạo được công ăn việc làm cho cho khoảng 30 lao động vào cao điểm thời vụ với mức lương bình quân 7,5 triệu đồng/tháng.
Không chỉ sản xuất gạo an toàn, với tinh thần học hỏi và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng đầu tư tất cả các khâu, anh Hương còn tận dụng rơm rạ, trấu làm củi đốt, làm chế phẩm sinh học để quay trở lại bón ruộng.
Ông Nguyễn Văn Khánh, Trưởng phòng Kinh tế, UBND thị xã Ba Đồn cho biết, trước những hiệu quả của mô hình sản xuất gạo an toàn của anh Nguyễn Thanh Hương nói riêng, hướng đi đúng của Hợp tác xã sản xuất và chế biến nông sản sạch Quảng Hòa nói chung, thị xã sẽ tiếp tục hỗ trợ để hoàn thiện chuỗi giá trị gạo sạch. Anh Hương là người mạnh dạn, dám nghĩ dám làm. Bên cạnh việc sản xuất ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, thành công lớn hơn nữa là sự khẳng định hiệu quả trong việc tích tụ ruộng đất. Đây chính là một trong những mục tiêu hướng đến của sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn mới.
Hiểu nghề và yêu nghề, anh Nguyễn Thanh Hương luôn có đam mê cháy bỏng với hạt gạo. Theo anh, để nâng cao giá trị hạt gạo phải liên kết, xây dựng những cánh đồng lớn được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; đổi mới quy trình công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị đồng bộ, khép kín; mở rộng thị trường tiêu thụ... Hiện anh đang ấp ủ dự án về nâng cao chất lượng các phụ phẩm như: Cám, trấu, tấm… để nâng cao giá trị gia tăng từ lúa gạo.
Từ những thành quả ban đầu, với kinh nghiệm và quyết tâm của anh Nguyễn Thanh Hương, thương hiệu gạo sạch Quảng Hòa sẽ ngày càng được vươn xa.
Một số hình ảnh hoạt động của Hợp tác xã sản xuất và chế biến nông sản sạch Quảng Hòa:
HTX đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với mức lương bình quân 7,5 triệu đồng (tháng)
 
Hình thành chuỗi giá trị sản phẩm khép kín từ khâu gieo trồng, canh tác, sơ chế đến thị trường tiêu thụ
 
Hình thành chuỗi giá trị sản phẩm khép kín từ khâu gieo trồng, canh tác, sơ chế đến thị trường tiêu thụ,

 

Tác giả bài viết: Lan Anh- Phú Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập514
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm512
  • Hôm nay21,052
  • Tháng hiện tại325,821
  • Tổng lượt truy cập39,845,610
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây