ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG KHAI THÁC BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH (IUU)
Thứ tư - 16/06/2021 09:14
Từ đầu năm đến nay, tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam xâm phạm chủ quyền vùng biển của nước ngoài để đánh bắt trộm hải sản, bị lực lượng chức năng nước ngoài phát hiện xua đuổi có xu hướng gia tăng. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế mà đến cả tính mạng của ngư dân, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tác động xấu đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường thế giới. Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn thị xã Ba Đồn đã có hơn 09 tàu cá của ngư dân ta xâm phạm chủ quyền vùng biển của nước ngoài để đánh bắt trộm hải sản, trong đó nhiều nhất là phường Quảng Phúc với trên 06 tàu vi phạm. Hành vi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài là vi phạm pháp luật Quốc tế, pháp luật Việt Nam, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại trực tiếp đến tài sản, đời sống ngư dân vi phạm, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam trên trường Quốc tế và công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Để giảm thiểu và đi đến chấm dứt tình trạng trên, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Gianh, đề nghị mỗi người dân, nhất là các chủ tàu cá và ngư dân khi ra khơi cần nắm vẵng và thực hiện tốt các quy định sau:
Tại Điều 42 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về phân vùng khai thác thủy sản hướng dẫn chi tiết tại Khoản 1 Điều 48 Luật Thủy sản. 1. Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau: a) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý. b) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng. c) Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam 2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh. Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam của Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định 1. Đối với tàu cá đánh bắt nguồn lợi thủy sản. a) Tàu có chiều dài lớn nhất tư 15m trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng; b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ. c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12m hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của UBND hai tỉnh. Tại Điều 25 của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định đánh dấu tàu cá 1. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 06m đến dưới 12m toàn bộ cabin phải sơn màu xanh; trường hợp không có cabin phải sơn màu xanh toàn bộ phần mạn khô của tàu. 2. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất 12m đến dưới 15m toàn bộ cabin phải sơn màu vàng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu vàng toàn bộ phần mạn khô của tàu. 3. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên toàn bộ cabin phải sơn màu ghi sáng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu ghi sáng toàn bộ phần mạn khô của tàu. Luật Thủy sản năm 2017 quy định các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp như sau: 1. Khai thác thủy sản không có giấy phép; 2. Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, thời gian cấm khai thác;khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định sử dụng nghề, ngư cụ khai thác cấm; 3. Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấm, quý, hiếm. 4. Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác. 5. Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép 6. Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản 7. Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát tuân thủ đối với các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 8. Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho các tàu đã được xác định có hành vi khai thác IUU, trừ trường hợp bất khả kháng. 9. Không trang bị, trang bị không đầy đủ, không vận hành thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình 10. Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. 11. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU. 12. Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật KTTS, không báo cáo theo quy định. 13. Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để KTTS trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực. 14. Sử dụng tàu cá để KTTS không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực. * Chính sách của một số quốc gia có liên quan trong việc xử lý ngư dân, tàu cá nước ngoài vi phạm. 1. Trung Quốc Ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển của Trung Quốc để khai thác hản sản trái phép bị phạt tiền từ 50.000- 70.000 nhân dân tệ/tàu (tương đương với 150 – 200 triệu VNĐ/tàu). Thời hạn nộp phạt trong vòng 30 ngày, nếu quá hạn sẻ bị tính lãi suất 3%/ngày. Sử dụng thiết bị hoặc phương pháp đánh bắt bị cấm, gây thiệt hại môi trường, thì bị tịch thu tàu và có thể bị phạt tù. 2. Đài loan Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm, năm 2015 không tiến hành bắt giữ tàu cá mà chỉ xua đuổi, năm 2016 tàu á của ta tiếp tục vi phạm đã bị bắt giữ, xử lý; mức phạt đối với tàu cá vi phạm từ 02 triệu đến 05 triệu đài tệ (1.568.640.000 – 3.921.600.000 VNĐ). 3. Phi –líp –pin Tàu cá nước ngoài vi phạm về nghề cá bị phạt tù, phạt tiền, tịch thu tàu và trang thiết bị đánh bắt cá, tịch thu số cá đánh bắt được. Sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ hơn quy định có thể bị phạt tiền từ 2.000 – 20.000 pê- sô (882.000- 8.820.000 VNĐ), phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. Thuyền trưởng, thuyền viên sử dụng chất nổ, khai thác các loài hải sản quý hiếm bị phạt tiền từ 50.000 USD (1 tỉ VNĐ) – 200.000 USD (4 tỉ VNĐ); phạt tù 03 tháng đến 10 năm. * Một số quy định xử phạt vi phạm theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP 1. Vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản: a, Không có Giấy phép hoặc giấy phép hết hạn - Sử dụng tàu cá có chiều dài 6 - <12m: Phạt 20 – 30 triệu đồng (điểm a, khoản 1, Điều 23). - Sử dụng tàu cá có chiều dài 12 - <15m: Phạt 30 -50 triệu đồng (điểm a, khoản 2, Điều 23); tái phạm: Phạt 50 – 70 triệu đồng (điểm a, khoản 3, Điều 23). - Sử dụng tàu cá có chiều dài 15- < 24m; Phạt 300- 500 triệu đồng (điểm a, khoản 2, Điều 20). - Sử dụng tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên: Phạt 800 – 01 tỉ đồng (Điểm a, khoản 3, Điều 20). b. Khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản - Sử dụng tàu cá có chiều dài dưới 15m: Phạt 20 – 30 triệu đồng (điểm b, khoản 1, Điều 23). - Sử dụng tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên: Phạt 30 – 50 triệu đồng (điểm b, khoản 2, Điều 23); tái phạm sử dụng tàu cá có chiều dài 12-<15m: Phạt 50- 70 triệu đồng (điểm a, khoản 3, Điều 23). 2. Vi phạm về vùng khai thác - Sử dụng tàu dưới 12m khai thác trái phép tại các vùng biển ven bờ tỉnh khác: Phạt 5- 10 triệu đồng (khoản 1, Điều 21); phạt 10 – 15 triệu đồng nếu khai thác vùng lộng, khơi (Khoản 2, Điều 21). - Sử dụng tàu cá dưới có chiều dài 12- <15m: Phạt 15- 20 triệu đồng khai thác vùng ven bờ khoặc khơi (Khoản 3, Điều 21). - Sử dụng tàu cá có chiều dài 15m- <24m: Phạt 20- 30 triệu đồng khai thác vùng ven bờ hoặc vùng lộng (khoản 3, Điều 21). 3. Vi phạm quy định về Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá: Không thông báo hoặc thông báo không đủ thông tin theo quy định cho tổ chức quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá: Phạt 2- 5 triệu đồng (Khoản 1, Điều 39). 4. Nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản thu mua chuyển tải thủy sản. - Sử dụng tàu cá có chiều dài từ 6- 12m không nộp báo cáo khai thác thủy sản: Phạt từ 5 – 10 triệu đồng (điểm a, khoản 1, Điều 25). - Sử dụng tàu cá có chiều dài dưới 24m không có, không ghi, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, thu mua chuyển tải thủy sản: Phạt 300 – 500 triệu đồng (điểm đ, khoản 1, Điều 20); tái phạm: Phạt 500 – 700 triệu đồng (điểm đ, khoản 2, Điều 20). 5. Vi phạm quy định về Thiết bị giám sát hành trình - Sử dụng tàu cá có chiều dài 15- 24m không trang bị thiết bị giám sát hành trình: Phạt 300 – 500 triệu (điểm c, khoản 1, Điều 20); tái phạm phạt 500- 700 triệu đồng (điểm c, khoản 2, Điều 20) - Sử dụng tàu cá có chiều dài từ 15- 24m không duy trì hoạt động, hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình: Phạt 20 – 30 triệu đồng (điểm b, khoản 1, điều 35). - Sử dụng tàu cá có chiều dài từ 1- 24m trở lên không duy trì hoạt động, hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình: Phạt 300 – 500 triệu đồng (điểm d, khoản 1, Điều 20). - Sử dụng tàu cá có chiều dài 24m trở lên không trang bị thiết bị giám sát hành trình: Phạt từ 800 – 1 tỉ đồng (điểm g, khoản 3, Điều 20). - Tháo thiết bị giám sát hành trình mà không có sự giám sát của đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị: Phạt từ 3 – 5 triệu đồng (khoản 1 điều 35). 6. Vi phạm về sử dụng điện để khai thác thủy sản (điều 28) - Sử dụng xung điện khai thác thủy sản, không phải tàu cá: Phạt 3 – 5 triệu đồng (khoản 1, điều 28). - Tàng trử vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản: Phạt 10 15 triệu đồng (Khoản 2 điều 28). - Sử dụng công cụ kích điện, dòng điện trên tàu cá khai thác thủy sản: + Sử dụng tàu cá có chiều dài dưới 12m: Phạt 15- 20 triệu đồng (điểm a, khoản 3, điều 28). + Sử dụng tàu cá có chiều dài 12 – 15m: Phạt 20 -30 triệu đồng khai thác tại vùng ven bờ, lộng (khoản 4, Điều 21). - Sử dụng tàu cá có chiều dài 15- 24m: Phạt 20 – 30 triệu đồng khai thác vùng ven bờ, lộng (khoản 4 điều 21). - Sử dụng tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên khai thác tại vùng ven bờ, lộng: Phạt 30 – 40 triệu đồng (khoản 5, điều 21). + Sử dụng tàu cá có chiều dài từ 15m: Phạt 30 – 40 triệu đồng (điểm c, khoản 3, Điều 28). - Dùng điện lưới: Phạt 40 – 50 triệu đồng, tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện, ngư lưới cụ; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3- 6 tháng (khoản 4, Điều 28). * Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định thẩm quyền của lực lượng BĐBP trong xử lý tàu thuyền ngư dân ta vi phạm như sau: 1. Chiến sỹ BĐBP đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định khoản 1 điều này có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng. 3. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng, Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu Cảng có quyền: a) Phạt tiền đến 25 triệu đồng b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá tiền phạt quy định tại khoản a điều này; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và điểm đ, khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d và khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 4. Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ tư lệnh BĐBP có quyền: a) Phạt tiền 1 tỉ đồng. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tươc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng biện pháp khác phục hậu quả quy định tại điểm a,b,c,d và điểm 1 khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a,b,d,h,k và khoản 3, Điều 4 Nghị định này. Để giảm thiểu và đi đến chấm dứt tình trạng tàu cá của ngư dân ta vi phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt trộm hải sản; đề nghị các chủ tàu cá và ngư dân khi hoạt động cần tuân thủ và chấp hành tốt các quy định sau: 1. Phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác, Giấy chứng nhận an toàn kỷ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Sô danh bạ thuyên viên văn bằng, Chứng chỉ thuyền trưởng, Máy trưởng, Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân theo quy định. 2. Treo Quốc kỳ Việt Nam khi hoạt động. 3. Tàu cá từ 12m trở lên phải thực hiện đăng kiểm, ghi & nộp nhật ký hành trình khai thác theo quy định; tàu cá từ 6m đến dưới 12m ghi báo cáo khai thác thủy sản theo quy định. 4. Tàu cá từ 15m trở lên: phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định; thiết bị hoạt động 24/24 sau khi rời cảng và đảm bảo: - Thiết bị tự động truyền qua hệ thống vệ tinh tối thiểu 02 giờ/lần (đối với tàu 24m trở lên) và 03 giờ/lần với các tàu cá 15m-24m qua vệ tinh, thông tin di động GMS hoặc thông tin mặt đất. - Trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng phải biết sử dụng thông tin liên lạc khác, báo cáo vị trí tàu cá về trung tâm giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh thành phố ven biển 06 giờ/lần; phải đưa tàu cá về cảng sửa chữa trong vòng 10 ngày. 5. Không vi phạm khai thác bất hợp pháp (IUU) - Không khai thác khi không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn - Không sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm - Không khai thác trái phép ở quốc gia và vùng lãnh thổ khác. - Không khai thác trong vùng cấm, danh mục thủy sản nguy cấm, quý hiếm. - Không khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định, khai thác sai vùng khai thác, quá hạn ghi trong giấy phép - Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định. 6. Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển. 7. Phải thông báo cho cảng cá ít nhất 01 giờ trước khi cập cảng và rời cảng. 8. Tuân thủ việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
Xin chân thành cảm ơn bà con nhân dân đã chú ý lắng nghe.