THỂ LỆ Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp Cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình năm 2019”

Thứ hai - 19/08/2019 10:21
Căn cứ Kế hoạch số 1129/KH-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh về việc tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình năm 2019”. Ban Tổ chức cuộc thi ban hành Thể lệ cuộc thi với các nội dung cơ bản như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI

    1. Đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; khuyến khích các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, các cá nhân không thuộc biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính. Các đối tượng tham gia không giới hạn về độ tuổi, ngành nghề, dân tộc, giới tính.

  1. Nội dung

Nội dung sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính phải dựa trên các đề xuất, sáng kiến, giải pháp mới trong công tác cải cách hành chính cho tỉnh nói chung hoặc cơ quan, đơn vị nói riêng nhằm thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, tập trung vào một số nội dung chính sau:
Sáng kiến, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao các Chỉ số năng lục cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số Cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR-INDEX) và  Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS).
Sáng kiến, giải pháp đơn giản hóa, loại bỏ, cắt giảm hoặc sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính còn chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp với đơn vị, địa phương hoặc gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của các tổ chức và cá nhân.
Sáng kiến, giải pháp về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp.

Sáng kiến, giải pháp về việc ứng dụng công nghệ, thông tin vào công tác quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính ở các quan hành chính nhà nước.
Sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

    1. Hình thức dự thi

Hình thức dự thi dưới dạng bài viết của cá nhân hay nhóm tác giả về các sáng kiến, giải pháp trong thực hiện cải cách hành chính của tỉnh. Bài dự thi trình bày với hình thức bản thuyết minh sáng kiến, giải pháp.

  1. YÊU CẦU VỀ BÀI DỰ THI

    1. Yêu cầu về nội dung

- Bài dự thi phải đúng chủ đề, nội dung theo quy định.

  • Bài dự thi phải có nội dung trung thực, thông tin pháp luật chính xác.

  • Bài dự thi không sao chép; chưa đạt giải trong các cuộc thi khác; chưa được thông qua Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh.

  • Các đề xuất sáng kiến, giải pháp phải thực tế, có tính khả thi hoặc đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị, địa phương.

    1. Thể thức bài thi

  • Bài dự thi được đóng thành quyển, ghi rõ họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại của người dự thi và các thành viên (đối với bài dự thi của nhóm tác giả), có mẫu kèm theo.

  • Bài dự thi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên khổ giấy A4 (nếu đánh máy sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 14). Đối với các bài thi về lĩnh vực công nghệ thông tin, dựng hình ảnh hoặc video ngoài hình thức viết có gửi kèm đĩa CD lưu trữ liệu phần mềm, hình ảnh hoặc video.

    1. Quy định sử dụng bài dự thi

  • Ban Tổ chức sẽ không trả lại các bài đã tham gia dự thi.

  • Các bài thi có tính khả thi cao trong thực tiễn sẽ được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để nhân rộng thực hiện trên địa bàn tỉnh.

  1. THỜI GIAN, CÁCH THỨC TỔ CHỨC CUỘC THI

  1. Thời gian

  • Thời gian nhận bài dự thi: Ban Tổ chức cuộc thi nhận bài dự thi của các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân hạn cuối cùng đến hết ngày 15/10/2019 (nếu gửi qua dịch vụ Bưu chính tính theo dấu bưu điện).

  • Tổ chức việc chấm bài dự thi, công bố kết quả và trao giải dự kiến trong tháng 11/2019.

 

  1. Cách thức

  • Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị mình tham gia dự thi. UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc; UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân không thuộc biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tham gia dự thi.

Các đơn vị sự nghiệp, Chi cục, Ban trực thuộc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 01 bài thi/mỗi đơn vị.
Khối các Phòng thuộc sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 02 bài thi/mỗi sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 02 bài thi/mỗi cơ quan.

  • Tổ chức sơ loại:

+ Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn tối thiểu 02 bài dự thi có chất lượng gửi về Ban Tổ chức cuộc thi (qua Phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ).
+ Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh lựa chọn tối thiểu 01 bài dự thi có chất lượng gửi về Ban Tổ chức cuộc thi (qua Phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ).

  • Đối với các tổ chức, cá nhân không thuộc biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thể trực tiếp gửi bài dự thi về Ban Tổ chức cuộc thi (qua Phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ - số 72 Ngô Quyền, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).

  1. TIÊU CHÍ, NGUYÊN TẮC CHẤM BÀI, XẾP GIẢI CUỘC THI

  1. Tiêu chí chấm bài

Bài thi được chấm theo thang điểm 100, trong đó:

    1. Tên sáng kiến, giải pháp: 05 điểm (đúng chủ đề, nội dung).

    2. Nội dung sáng kiến, giải pháp:

  • Sự cần thiết, mục đích của việc đề xuất sáng kiến, giải pháp (05 điểm).

  • Mô tả thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến, giải pháp mới; phân tích ưu, nhược điểm của giải pháp cũ, sự cần thiết của việc đề xuất sáng kiến, giải pháp mới nhằm khắc phục những nhược điểm của giải pháp cũ (10 điểm).

  • Mô tả giải pháp, sáng kiến mới: Có ý tưởng mới, sự khác biệt của sáng kiến, giải pháp mới so với giải pháp cũ; nêu cách thức thực hiện; các bước thực hiện và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến, giải pháp mới (35 điểm).

 

    1. Khả năng áp dụng của sáng kiến, giải pháp (nêu rõ khả năng áp dụng vào thực tế của sáng kiến, giải pháp mới, có thể áp dụng cho đối tượng nào, quan, tổ chức nào) (15 điểm).

    2. Tính khả thi, tính hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến, giải pháp (25 điểm).

đ. Trình bày: 05 điểm (rõ ràng, sáng tạo, dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng, có số liệu, tư liệu minh họa…).

  1. Nguyên tắc chấm bài

Đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Giám khảo trong quá trình chấm bài dự thi, đảm bảo theo nguyên tắc:

  • Các thành viên Ban Giám khảo thực hiện chấm bài độc lập.

  • Trung thực, khách quan, chính xác, công bằng.

  • Đúng quy định của Thể lệ cuộc thi, quy chế chấm thi và thang điểm của Ban Tổ chức cuộc thi.

  • Các thành viên chịu trách nhiệm trước Ban Giám khảo về kết quả chấm thi của mình.

  • Các thành viên Ban Giám khảo chấm điểm không chênh lệch nhau quá 10 điểm/bài dự thi. Nếu chênh lệch quá 10 điểm giữa các giám khảo, Ban Giám khảo sẽ hội ý thống nhất điểm, trường hợp không thống nhất được điểm chênh lệch, Trưởng Ban Giám khảo sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.

  1. Xếp giải cuộc thi

    1. Giải tập thể:

Giải tập thể được xét cho các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức theo thứ tự tiêu chí sau: Nhiều bài đạt giải cao, nhiều bài đạt giải, nhiều bài dự thi; các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố đạt số lượng nhiều bài tham gia dự thi gửi về Ban Tổ chức (qua Sở Nội vụ) sẽ được cộng điểm vào chỉ số cải cách hành chính năm 2019.

    1. Giải cá nhân:

Giải cá nhân dành cho các bài dự thi của cá nhân hay nhóm tác giả. Xếp theo thứ tự điểm từ cao đến thấp. Nếu trường hợp các bài dự thi tổng điểm bằng nhau thì việc xếp giải sẽ do Ban Tổ chức cuộc thi quyết định.
(Trường hợp các tổ chức, cá nhân không thuộc biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp tham gia dự thi, đạt giải tại cuộc thi thì bài dự thi và giải thưởng của cá nhân, tổ chức đó sẽ được cộng cho địa phương nơi cá nhân cư trú, tổ chức đặt trụ sở làm việc làm tiêu chí xếp giải cho tập thể).

 

  1. GIẢI THƯỞNG

    1. Giải tập thể: Gồm 06 giải (thưởng bằng tiền mặt), cụ thể:

  • 01 giải nhất: 5.000.000 đồng/giải.

  • 02 giải nhì: 3.000.000 đồng/giải.

  • 03 giải ba: 2.000.000 đồng/giải.

    1. Giải cá nhân: Gồm 16 giải (thưởng bằng tiền mặt kèm theo Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi), cụ thể:

  • 01 giải nhất: 4.000.000 đồng/giải.

  • 02 giải nhì: 3.000.000 đồng/giải.

  • 03 giải ba: 2.000.000 đồng/giải.

  • 10 giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay9,321
  • Tháng hiện tại638,217
  • Tổng lượt truy cập38,553,888
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây