Thị xã Ba Đồn tham gia Hội nghị trực tuyến quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32

Thứ ba - 23/04/2024 00:32
       Chiều ngày 22/4, Ban Bí thư tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản (Chỉ thị số 32).
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu thị xã Ba Đồn
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu thị xã Ba Đồn
     Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Trung ương đến điểm cầu các địa phương. Tham dự tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tham dự tại điểm cầu Quảng Bình có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành. Hội nghị được kết nối đến điểm cầu các huyện, thị, thành ủy trong toàn tỉnh. Tại điểm cầu thị xã Ba Đồn có sự tham gia của đồng chí Trương An Ninh-UVTV Tỉnh ủy- Bí thư Thị ủy Ba Đồn; đồng chí Phạm Duy Quang-Phó Bí thư Thường trực Thị ủy-Chủ tịch HĐND thị xã; đồng chí Đoàn Minh Thọ-Phó Bí thư Thị ủy-Chủ tịch UBND thị xã; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thị ủy.
      Hội nghị đã nghe đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo những nội dung chủ yếu của Chỉ thị số 32. Theo đó, những năm qua, ngành Thủy sản tiếp tục phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tổng sản lượng hàng năm đạt trên 9 triệu tấn, đóng góp khoảng 30% GDP của ngành Nông nghiệp. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ ba thế giới; giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Từ năm 2017 đến nay, các cấp, ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm. Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), chưa tuân thủ đầy đủ quy định IUU.
      Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thủy sản; xây dựng chuỗi sản xuất thủy sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm còn hạn chế. Vì vậy, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội tập trung thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để đẩy mạnh công tác chống khai thác IUU và bảo đảm phát triển bền vững ngành thủy sản.
       Tại hội nghị, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã báo cáo chương trình hành động và kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư, trong đó cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32. Công tác chống khai IUU được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; tập trung hoàn thành mục tiêu gỡ "thẻ vàng" trong năm 2024.
      Các chương trình và kế hoạch cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản. Chương trình cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cụ thể nhằm gỡ “thẻ vàng” và những nhiệm vụ, giải pháp dài hạn phát triển bền vững ngành thủy sản.
       Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đánh giá cao những ý kiến tham luận sát thực tiễn với nhiều giải pháp phù hợp của đại diện các bộ, ngành, địa phương. Các ý kiến đã thể hiện sự cam kết, quyết tâm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 32. Đồng chí cũng khái quát lại những chuyển biến tích cực và tồn tại, vướng mắc trong công tác chống khai thác IUU; đồng thời nêu rõ, Chỉ thị số 32 xác định đây là vấn đề quan trọng, cấp bách và lâu dài. Trên cơ sở đó, đồng chí nêu lên các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để vượt qua thách thức, thực hiện tốt Chỉ thị số 32. Trong đó, đồng chí lưu ý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, địa phương, đội tàu cá, ngư dân…, trước hết là vai trò của người đứng đầu.
      Đồng chí Trương Thị Mai cũng khẳng định, dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với nhận thức đầy đủ, hành động quyết liệt, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, cơ quan, địa phương, cán bộ, đảng viên, cộng đồng ngư dân… sẽ sớm hoàn thành mục tiêu gỡ “thẻ vàng”, đưa Chỉ thị số 32 đi vào cuộc sống, đưa ngành thủy sản phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngư dân và người lao động.

Tác giả bài viết: Lệ Hằng+Hồng Sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay11,799
  • Tháng hiện tại316,568
  • Tổng lượt truy cập39,836,357
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây