Thị xã Ba Đồn phấn đấu giá trị thương mại, dịch vụ đến năm 2025 đạt 6.750 tỷ đồng

Thứ ba - 06/10/2020 06:34
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại - dịch vụ dần được khẳng định là ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã; đến năm 2020, thương mại - dịch vụ chiếm 45,7% trong cơ cấu kinh tế. Đã chú trọng công tác quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ theo quy hoạch của thị xã; đồng thời, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất, kinh doanh. Giá trị thương mại - dịch vụ đến năm 2020 đạt hơn 2,3 tỷ đồng, tăng 1,62 lần so với năm 2016; tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 12,54%. Hạ tầng thương mại, dịch vụ được đầu tư, nâng cấp nhất là dịch vụ lưu trú, ăn uống; hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải phát triển mạnh; hạ tầng bưu chính - viễn thông, tài chính ngày càng phát triển, các dịch vụ về giáo dục - đào tạo, dịch vụ y tế có nhiều tiến bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân.
       Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định; công tác quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ chất lượng chưa cao, chưa gắn hoạt động sản xuất với phát triển thị trường tiêu thụ; hạ tầng thương mại nhìn chung vẫn còn yếu, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư vào hạ tầng thương mại khu vực nông thôn đạt thấp. Thị trường hàng hóa và số doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân kinh doanh buôn bán, dịch vụ còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ, trao đổi mua bán qua nhiều khâu trung gian, làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh trên thị trường; chất lượng và giá dịch vụ của các sản phẩm, loại hình dịch vụ còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác kiểm soát vệ sinh thực phẩm chưa thường xuyên; chưa thiết lập được mối liên kết, liên doanh giữa các nhà sản xuất, người kinh doanh để tạo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế địa phương. Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ thương mại, dịch vụ còn thiếu và chưa đồng bộ. Dịch vụ đầu ra cho kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp chưa chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ có giá trị kinh tế cao.
        Trong nhiệm kỳ 2020-2025, thị xã phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân hàng năm: 13 - 13,5%; giá trị thương mại, dịch vụ đến năm 2025 đạt 6.750 tỷ đồng. Xác định thương mại, dịch vụ là thế mạnh của thị xã, vì vậy, trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả về tiềm năng, lợi thế, để phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đa dạng sản phẩm, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ, Thị xã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như:  Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn; Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế cho đầu tư phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững; Phát triển thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã, đóng vai trò đòn bẩy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững; Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, tạo động lực chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm, như: Chợ cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, nâng cấp, xây dựng  hệ thống chợ, nhất là chợ Ba Đồn, siêu thị, nhà hàng, các khu thương mại…Trong đó, phát triển thương mại nội địa kết hợp các loại hình thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, phù hợp với từng địa bàn đô thị, nông thôn; Phát triển các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu; Khuyến khích xây dựng và phát triển bảo hộ thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng của thị xã; tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong xúc tiến thương mại hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã về nghiên cứu thị trường; phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản; tham gia hội chợ hàng nông sản cấp vùng và cấp miền, các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá hàng nông sản trên các phương tiện truyền thông.; Đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh doanh, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động thương mại, dịch vụ theo mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp; mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy hình thành các nhà phân phối chuyên nghiệp; hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ, phân bố hài hoà đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, đẩy mạnh liên kết sản xuất thương mại - dịch vụ, từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trong triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm môi trường, cảnh quan đô thị. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện các công trình dự án; Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng lớn, cơ cấu ngành, nghề hợp lý, có cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng nhân tài; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai…vv…
 

Tác giả bài viết: Lệ Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm117
  • Hôm nay6,308
  • Tháng hiện tại599,269
  • Tổng lượt truy cập40,119,058
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây