Thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2020-2025, trên địa bàn thị xã Ba Đồn

Thứ sáu - 23/08/2019 17:40
Theo số liệu thống kê, báo cáo tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trên địa bàn thị xã, tình hình mắc các bệnh không lây nhiễm khá cao và tỷ lệ tử vong tại cộng đồng có xu hướng tăng.
Để chủ động giám sát phát hiện, điều trị khống chế tỷ lệ mắc, tỷ lệ di chứng, tàn tật, giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm, nâng cao tuổi thọ và chất lượng nguồn nhân lực, ngày /8/2019, UBND thị xã Ba Đồn đã ban hành Kế hoạch số /KH-UBND về việc triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn thị xã.
Theo số liệu thống kê, báo cáo tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trên địa bàn thị xã, tình hình mắc các bệnh không lây nhiễm khá cao; năm 2015 có hơn 1.000 lượt người; năm 2016 là 1.296 lượt; năm 2017 là 1.617 lượt; năm 2018 là 1.617 lượt đến khám và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, năm 2015 các bệnh ung thư chiếm gần 14%, các bệnh liên quan đến nội tiết và chuyển hóa chiếm khoảng 26% và các bệnh tim mạch chiếm gần 60%. Năm 2016 các bệnh ung thư chiếm gần 8%, các bệnh liên quan đến nội tiết và chuyển hóa chiếm khoảng 22% và các bệnh tim mạch chiếm gần 70%; Năm 2017 các bệnh ung thư chiếm gần 4%, các bệnh liên quan đến nội tiết và chuyển hóa chiếm khoảng 15% và các bệnh tim mạch chiếm gần 81%; Năm 2018 các bệnh ung thư chiếm gần 8%, các bệnh liên quan đến nội tiết và chuyển hóa chiếm khoảng 16% và các bệnh tim mạch chiếm gần 76%.
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là phấn đấu đến năm 2025 có 100% các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể nhận thức được tầm quan trọng và có kế hoạch, đầu tư kinh phí phòng, chống bệnh không lây nhiễm; 70% người trưởng thành hiểu biết cơ bản về bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản; giảm thiểu hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh không lây nhiễm, trên 85% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh THCS, THPT hiểu biết về tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực là nguy cơ dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm; trên 80% người trưởng thành có hoạt động thể lực ít nhất 30 phút/ngày; giảm 30% tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá so với năm 2015; giảm 10% tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại ở người trưởng thành so với năm 2015; hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộng đồng do các bệnh không lây nhiễm (bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bênh, phổi tắc nghẽn mãn tính, Hen phế quản...). Bên cạnh đó, tập trung củng cố, nâng cao năng lực hệ thống dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; nâng cao năng lực của cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến xã để thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh nói chung và các bệnh không lây nhiễm nói riêng.
Ngoài ra, UBND thị xã cũng xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan nhằm khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng; quán triệt, triển khai thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm, Chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025, Chương trình Sức khỏe Việt Nam đến năm 2030; khuyến khích sản xuất, cung cấp và tiêu thụ các thực phẩm an toàn, dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tăng cường quản lý và cảnh báo những ảnh hưởng đến sức khỏe đối với các thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, phụ gia thực phẩm; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện tập thể dục, thể thao; phát triển giao thông công cộng; chủ động tích cực hợp tác với các các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo và huy động nguồn lực để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Đề xuất các chính sách khuyến khích cung cấp dịch vụ dự phòng, cơ sở vật chất cho công tác quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong thời gian tới.

Tác giả bài viết: Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập562
  • Hôm nay17,624
  • Tháng hiện tại322,393
  • Tổng lượt truy cập39,842,182
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây