ĐÌNH LÀNG LA HÀ – NƠI LƯU GIỮ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

ĐÌNH LÀNG LA HÀ – NƠI LƯU GIỮ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 05:17 06/10/2023

                                            “Quê hương là gì hở mẹ
                                              Mà cô giáo dạy phải yêu
                                              Quê hương là gì hở mẹ
                                              Ai đi xa cũng nhớ nhiều”.
Đối với mỗi người, quê hương là cả ký ức, linh hồn, thương nhớ, thậm chí là không thể rời xa. Sự gắn bó của quê hương thật kỳ diệu. Những câu thơ trên của nhà thơ Đỗ Trung Quân, giúp chúng ta phần nào cảm nhận được những gì mà ký ức, cội nguồn mang lại.
Từ cửa biển Thanh Trạch ngược lên bến phà II, sông Gianh bắt đầu chia làm hai ngả. Nhánh ngược lên thượng nguồn Bố Trạch gọi là nguồn Son, nhánh ngược lên Tuyên Hóa gọi là nguồn Nậy. Hai nguồn sông ấy đổ về xuôi gặp nhau ở cửa Hác và tạo nên một bãi nổi khá lớn, đó là nơi tọa lạc của làng La Hà, xã Quảng Văn, huyện Quảng Trạch nay là Thị xã Ba Đồn. Trong hệ thống các cồn bãi giữa dòng sông Gianh thì bãi La Hà là bãi lớn nhất, có hình con cá chép bơi ngược dòng sông Gianh với 4 nhánh sông phụ đang đổ vào La Hà, nên người ta thường gọi La Hà là “tứ bút châu nghiên”.
Bia di tích nơi thành lập Chi bộ Trung Thôn, xã Quảng Trung (TX. Ba Đồn).

Di tích lịch sử cách mạng Trung Thôn - xã Quảng Trung

 19:34 05/10/2023

Trung Thôn tự hào là nơi có bề dày truyền thống cách mạng, lịch sử, là một trong những chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở huyện Quảng Trạch (nay thuộc TX. Ba Đồn), cũng là “cái nôi” hình thành Đảng bộ xã Quảng Trung sau này. Viết tiếp truyền thống cách mạng vẻ vang của thế hệ cha anh, ngày nay, làng Trung Thôn nói riêng và xã Quảng Trung nói chung đang đồng sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.
Sơ đồ trận chống càn làng Lâm Xuân - Quảng Thủy (03/4/1947)

TRẬN CHỐNG CÀN LÀNG LÂM XUÂN-XÃ QUẢNG THỦY

 18:18 05/10/2023

Làng Lâm Xuân, xã Quảng Thủy lúc đó một là địa danh thuộc xã Minh Trạch, huyện Quảng Trạch (đến năm 1955 xã Minh Trạch chia tách thành 3 xã: Quảng Sơn, Quảng Thủy, Quảng Minh). Tại đây, những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và lực lượng Việt Minh xã Minh Trạch, quân và dân làng Lâm Xuân đã thực hiện “tuần lễ hạ rầm” (tháo dỡ các tấm lát sàn trần nhà), sử dụng các loại vật liệu sẵn có để xây dựng hệ thống giao thông hào, vọng gác tiền tiêu, hình thành trận địa đánh địch tập kích bảo vệ làng quê, thôn xóm.
Theo lịch sử Đảng bộ xã Quảng Thủy tập I (1930 - 2000) ghi lại thì đây là chiến công và sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ tự vệ, dân quân du kích và quần chúng nhân dân trong trận chống càn diễn ra vào ngày 3-4-1947 (nhằm ngày 12-2 nhuận Đinh Hợi).
Lãnh binh Mai Lượng (1838 - 1890)

Di tích lịch sử -  văn hóa: Mộ Mai Lượng

 08:42 04/10/2023

Lãnh binh Mai Lượng sinh năm Mậu Tuất (1838) vào đời thứ 12 của dòng họ Mai tại làng Thọ Linh, tổng Thuận Thị, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc thôn Minh Sơn làng Thọ Linh, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình).
Đình làng Minh Lệ

Đình làng Minh Lệ

 16:14 03/10/2023

Đình Minh Lệ thuộc thôn Minh Lệ, tổng Thuận Thị, phủ Quảng Trạch nay thuộc làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Minh Lệ là vùng đất nằm bên nhánh sông Rào Nan về phía sông Gianh, phong cảnh hữu tình, người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, rau quả. Đình Minh Lệ nằm cạnh đường làng, cách trụ sở UBND xã chừng 400m về phía Tây Bắc, cách thị trấn Ba Đồn chừng 6km về phía Tây Nam, cách ga Minh Lệ khoảng 400m về phía Đông Bắc.
Chợ phiên Ba Đồn - không gian kinh tế, không gian văn hóa

Chợ phiên Ba Đồn - không gian kinh tế, không gian văn hóa

 13:42 11/02/2020

Với người Ba Đồn, Quảng Trạch nói riêng, người Quảng Bình nói chung, chợ phiên Ba Đồn không chỉ là một phiên chợ đơn thuần mà còn là chỉ dẫn lịch sử-văn hóa, nơi lưu giữ ký ức của một vùng đất. Nhà nghiên cứu văn hóa-văn nghệ dân gian Đặng Thị Kim Liên, khi dừng chân bên bờ sông Gianh, đã bị quyến rũ bởi những câu chuyện về chợ phiên đặc biệt này. Bà đã dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Chợ phiên Ba Đồn”. Năm 2019, cuốn sách được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao giải B.
Thống kê
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay1,893
  • Tháng hiện tại468,592
  • Tổng lượt truy cập40,738,123
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây