KỊCH BẢN Kịch bản ứng phó theo cấp độ của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thị xã Ba Đồn

Thứ tư - 04/08/2021 08:26
Trước diễn biến mới phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước; thực hiện Thông báo số 98/TB-VPCP ngày 08/05/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, BCĐ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thị xã xây dựng Kịch bản số 148/KB-BCĐ ngày 29/7/2021 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thị xã Ba Đồn, cụ thể như sau:
I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG
Căn cứ Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch Covid-19;
Căn cứ Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 31/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov);
Căn cứ Kế hoạch số 209/KH-SYT ngày 05/02/2020 của Sở Y tế Quảng Bình ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ công văn số: 774/SYT-NVY Về phương án và khả năng ứng cứu trường hợp khẩn cấp về dịch Covid-19 ngày 05/3/2020 của Sở Y tế Quảng Bình;
Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, sự lây lan của dịch và khả năng ứng phó, với các tình huống phòng, chống dịch Covid-19;
BCĐ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thị xã xây dựng Kịch bản ứng phó dịch bệnh Covid-19 theo cấp độ (5 cấp độ) của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thị xã Ba Đồn như sau:
Cấp độ 1: Khi xuất hiện 1 ca dương tính.
Cấp độ 2: Khi xuất hiện từ 2 ca đến 10 ca dương tính.
Cấp độ 3: Khi xuất hiện từ 11 ca đến 20 ca dương tính.
Cấp độ 4: Khi xuất hiện từ 21 ca đến 50 ca dương tính
Cấp độ 5: Khi xuất hiện trên 50 ca dương tính trở lên.
 
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Phát hiện sớm trường hợp nhiễm Covid-19 trên địa bàn thị xã, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.
- Đảm bảo an ninh an toàn xã hội, giải quyết các biến động xã hội, duy trì hoạt động thiết yếu cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Cấp độ 1: Xuất hiện 01 ca dương tính trên địa bàn thị xã
Khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch, báo cáo, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị; hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
2.2. Cấp độ 2: Xuất hiện từ 02 đến 10 ca dương tính
Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, cách ly kịp thời xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn chế việc lây lan trong cộng đồng; báo cáo, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị; hạn chế thấp nhất việc lây lan và tử vong do dịch Covid-19.
2.3. Cấp độ 3: Xuất hiện từ 11 đến 20 ca dương tính
Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, cách ly, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, có thể cách ly một số khu vực dân cư; chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị, hạn chế chế đến mức thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng và tử vong do dịch.
2.4. Cấp độ 4: Xuất hiện từ 21 đến 50 ca dương tính
- Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, cách ly kịp thời triệt để ổ dịch, có thể cách ly nhiều thôn, xã hoặc toàn thị xã nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan trong cộng đồng.
- Trưng dụng trạm Y tế xã, phường làm cơ sở khám sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ và điểm cách ly tạm thời chờ chuyển tuyến điều trị.
2.5. Cấp độ 5: Xuất hiện trên 50 ca dương tính
- Trưng dụng các phòng khám, trạm Y tế xã, phường trên địa bàn thị xã làm cơ sở  khám chữa bệnh dịch Covid-19. Giám sát chặt chẻ các trường hợp nghi nhiễm, xác định dịch tể ca F0 để thực hiện rà soát, cách ly đối với những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao trong cộng đồng.
- Đề nghị Ban chỉ huy Quân sự thị xã thành lập Bệnh viện hoặc trạm xá Quân Y dã chiến để thu dung điều trị bệnh nhân trên địa bàn khi số lượng bệnh nhân vượt quá khả năng của các cơ sở điều trị trên địa bàn thị xã.
III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ THEO TỪNG TÌNH HUỐNG
1. Cấp độ 1: Khi có 01 ca dương tính trên địa bàn thị xã Ba Đồn
 
1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành:
- BCĐ phòng, chống dịch thị xã báo cáo nhanh trường hợp ca bệnh dương tính với sở Y tế, CDC tỉnh Quảng Bình, Thường vụ Thị ủy và UBND thị xã.
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp.
- Phối hợp Ban chỉ huy Quân sự thị xã chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận, cách ly, theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân dương tính.
- Chỉ đạo tổ chức cách ly y tế; kiểm soát người ra/ vào vùng có dịch; khai báo dịch, khai báo y tế.
- Tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch.
1.2. Công tác thu dung, sàng lọc:
- Khi có trường hợp dương tính với Covid-19 trên địa bàn, báo cáo nhanh về sở Y tế, CDC tỉnh, UBND thị xã chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị.
- Các Trạm Y tế trên địa bàn thị xã cần thiết lập quy trình đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly tạm thời, báo cáo, hướng dẫn chuyển viện riêng cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp, người có yếu tố dịch tể bắt đầu ngay từ cổng trạm.
- Triển khai các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám sàng lọc, cách ly, chăm sóc bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thường xuyên cập nhật các văn bản, quyết định, hướng dẫn mới nhất về công tác phòng, chống dịch Covid-19 để áp dụng triển khai thực hiện.
- Chuẩn bị phương án sẵn sàng tiếp nhận những trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh với số lượng lớn hơn.
1.3. Công tác giám sát, dự phòng:
- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại BCĐ phòng, chống dịch, Trung tâm Y tế thị xã và các Trạm Y tế, phường: các đội, tổ đáp ứng nhanh trực sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai điều tra giám sát các trường hợp nhập cảnh trở về từ vùng dịch, tiếp xúc gần với bệnh nhân, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng.
- Tổ chức cách ly y tế các trường hợp về từ vùng dịch, tiếp xúc gần với bệnh nhân hay nghi ngờ mắc Covid-19; phòng lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
- Đề nghị tuyến trên lấy mẫu những trường hợp cách ly để nhận định tốc độ lây lan của dịch.
1.4. Công tác hậu cần:
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện phòng hộ, xe vận chuyển…. phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
- Đảm bảo số lượng cũng như tiêu chuẩn, định mức đối với cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thị xã.
1.5. Công tác truyền thông:
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông, bằng nhiều hình thức, tăng thời lượng phát sóng, không để người dân hoang mang lo lắng để cùng phối hợp phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Cấp phát các tranh ảnh, Pano, áp phích . . . hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu quả đường dây nóng của BCĐ tại Phòng Y tế thị xã  (cơ quan thường trực BCĐ phòng, chống dịch Covid -19 thị xã), Trung tâm Y tế thị xã và các Trạm Y tế các xã, phường để thu thập các thông tin cần thiết trong công tác giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ trên địa bàn.
2. Cấp độ 2: Khi xuất hiện từ 2 ca đến 10 ca dương tính
2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành:
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện báo cáo nhanh các trường hợp ca bệnh dương tính với Sở Y tế, Thường trực Huyện ủy và UBND huyện (báo cáo đề nghị các cấp để ban hành Quyết định công bố dịch);
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện, phòng Y tế huyện và Trung tâm Y tế tổ chức giao ban hàng ngày, cập nhật thông tin, đánh giá tình hình, tham mưu kịp thời cho UBND huyện để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch;
- Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp, thường trực 24/24.
- Chỉ đạo tất cả các trạm Y tế sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ, theo dõi cách ly tạm thời các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính, các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 báo cáo tuyến trên.
2.2. Công tác thu dung, sàng lọc:
- Các trạm Y tế trên địa bàn thực hiện thu dung, sàng lọc, phân loại cách ly tạm thời các trường hợp nghi ngờ trên địa bàn xã. Thực hiện báo cáo để chuyển viện riêng cho người có triệu chứng viên đường hô hấp cấp, người có yếu tố dịch tể theo quy định.
- Triển khai các biện pháp cách ly, khám sàng lọc, quản lý ca bệnh nghi ngờ, kiểm soát nhiễm khuẩn; phòng, chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám sàng lọc, chăm sóc bệnh nhân theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thường xuyên cập nhật, xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của Sở Y tế, Trung tâm CDC tỉnh để có hướng dẫn cụ thể trong công tác phòng chống dịch Covid-19 cho phù hợp.
- Chuẩn bị phương án sẵn sàng tiếp nhận những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh với số lượng trên 10 ca dương tính.
2.3. Công tác giám sát, dự phòng:
Các bước triển khai như cấp độ 1, đồng thời bổ sung thêm các hoạt động:
- Chuẩn bị thêm các địa điểm cách ly tập trung, cách ly tập trung tại xã để sẵn sàng cách ly và chuẩn bị cho công tác phòng chống dịch cấp độ 3.
- Xây dựng phương án cách ly một số khu vực dân cư khi có nhiều ca bệnh.
- Đề xuất phối hợp Y tế tuyến trên triển khai xét nghiệm nhanh phát hiện sớm các trường hợp bệnh Covid-19 để sẵn sàng cho công tác phòng chống dịch cấp độ 3.
2.4. Công tác hậu cần:
- Sử dụng cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ đã dự trù theo quy định của Bộ Y tế (bổ sung nếu cần thiết).
- Huy động, trưng dụng các khu cách ly; đảm bảo cung ứng dịch vụ, hàng hóa, thực phẩm thiết yếu.
2.5. Công tác truyền thông
Cập nhật tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh, thường xuyên đôn đốc đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí, cộng đồng.
3. Cấp độ 3: Khi xuất hiện từ 11 ca đến 20 ca dương tính
3.1. Công tác chỉ đạo, điều hành:
Triển khai như cấp độ 2, đồng thời bổ sung thêm các hoạt động:
- Liên hệ Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình chuẩn bị các điều kiện để hỗ trợ thu dung, sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ, tiếp nhận theo dõi các trường hợp bệnh trên địa bàn thị xã;
- Huy động nhân lực từ các trạm Y tế chưa có ca bệnh hỗ trợ các trạm Y tế có số lượng ca bệnh ngoài tầm kiễm soát để thực hiện phòng, chống dịch khi cần thiết;

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 thị xã, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thị xã thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh để kịp thời chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường triển khai công tác khám sàng lọc, giám sát, cách ly tạm thời các trường hợp bệnh nghi ngờ trên địa bàn cho phù hợp;
- Nhận định tình hình dịch, nếu vượt quá khả năng của thị xã, báo cáo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kịp thời hỗ trợ.
- Đề xuất UBND thị xã lên phương án thực hiện cách ly một số khu vực dân cư khi cần thiết.

3.2. Công tác thu dung, điều trị:
- Thực hiện khám sàng lọc, phân loại, cách ly tạm thời. báo cáo chuyển bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình khám, điều trị;
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác; chú ý các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám sàng lọc, chăm sóc bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Thường xuyên cập nhật, xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để có hướng xữ lý kịp thời đúng quy định.
3.3. Công tác giám sát, dự phòng:
 
Triển khai như cấp độ 2, đồng thời bổ sung thêm các hoạt động:
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới;
- Tăng cường giám sát chùm ca bệnh Covid-19 có yếu tố dịch tễ liên quan tại cơ sở khám chữa bệnh và trong cộng đồng.
3.4. Công tác hậu cần:
- Sử dụng cơ số thuốc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, phương tiện bảo hộ, dụng cụ thăm khám để khám sàng lọc, cách ly tạm thời các trường hợp viêm phổi cấp;
- Đảm bảo hoạt động các khu cách ly tập trung với số lượng lớn người cách ly vào và ra.
3.5. Công tác truyền thông:
Triển khai như cấp độ 2.
4. Cấp độ 4: Khi xuất hiện từ 21 ca đến 50 ca dương tính
4.1 Công tác quản lý chỉ đạo, điều hành:
Triển khai như cấp độ 3, đồng thời bổ sung thêm các hoạt động:
- Đề xuất cấp trên ban bố tình trạng khẩn cấp; chỉ đạo với tinh thần quyết liệt như thời chiến;
- Đề nghị thực hiện phong tỏa, cách ly cộng đồng (một thôn, Tổ dân phố, khu phố,  xã, phường hoặc toàn thị xã) có nhiều ca bệnh;
- Huy động tất cả các lực lượng lượng tham gia phòng chống dịch và đảm bảo an ninh, an toàn tại các vùng dịch.
4.2. Công tác thu dung điều trị:
Phối hợp Y tế tuyến trên thực hiện nghiêm túc công tác thường trực giám sát, xữ lý, tiếp nhận khám sàng lọc và thực hiện cách ly tạm thời tại các trạm Y tế để báo cáo tuyến trên phân luồng  chuyển đến các cơ sở điều trị, hạn chế tối đa không để dịch tiếp tục lây ra cộng đồng và tử vong do dịch.
4.3. Công tác giám sát, phòng chống dịch:
- Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, dự phòng như cấp độ 3;
- Tổ chức cách ly và tiến hành theo dõi chặt chẽ các trường hợp hết thời gian cách ly để nắm bắt tình hình;
- Phối hợp đề nghị Y tế cấp trên thực hiện lấy mẫu tại ổ dịch mới để xét nghiệm xác định ổ dịch;
- Đánh giá nguy cơ gia tăng mức độ của dịch để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.
4.4. Công tác hậu cần:
- UBND thị xã huy động toàn thể hệ thống chính trị, các Ban, ngành, đoàn

thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ... phối hợp với chính quyền địa phương quyết liệt tham gia phòng chống dịch bệnh;
- Huy động mọi nguồn lực có thể để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu về thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị... nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong;
- Chỉ đạo việc sử dụng thuốc, trang thiết bị, nguồn lực hiện có để xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ đạo tại chỗ, con người tại chỗ, thuốc men tại chỗ và phương tiện tại chỗ;
- Đề xuất hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, nguồn lực từ tuyến trên cho địa phương;
- Đề xuất cấp có thẩm quyền để bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu cho các vùng có dịch phải cách ly tuyệt đối, bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân vùng có dịch.
4.5 Công tác truyền thông:
Triển khai các hoạt động như cấp độ 3. Đồng thời bổ sung thêm các hoạt động:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đưa vào giờ cao điểm, các chương trình được người dân quan tâm để tạo được sự tiếp cận cao nhất cho người dân về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống;

- Liên tục báo cáo, cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh và các yêu cầu bắt buộc của Ban chỉ đạo tình huống khẩn cấp đối với chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân tại khu vực có tình trạng khẩn cấp.
5. Cấp độ 5: Khi xuất hiện trên 50 ca dương tính.
- Thực hiện như cấp độ 4 đồng thời đưa các trạm Y tế các xã vào thực hiện điều trị theo chỉ đạo của cấp trên khi có Quyết định hướng dẫn cụ thể;
- Đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập Bệnh viện dã chiến và ban bố tình trạng khẩn cấp. Đề nghị tỉnh tăng cường hỗ trợ phòng chống dịch tại thị xã;
Trên đây là Kịch bản ứng phó dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thị xã Ba Đồn Yêu cầu các phòng, ban, ngành, đoàn thể thị xã  căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động xây dựng phương án, kịch bản của đơn vị để triển khai thực hiện./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay2,157
  • Tháng hiện tại595,118
  • Tổng lượt truy cập40,114,907
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây