KẾ HOẠCH Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trên địa bàn thị xã Ba Đồn năm 2020

Thứ tư - 18/11/2020 09:15
          Thực hiện Quyết định số 211/QĐ-UBND ngày 03/02/2020 của UBND thị xã về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thị xã Ba Đồn năm 2020, Để chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trên địa bàn thị xã Ba Đồn năm 2020, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thị xã Ba Đồn xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trên địa bàn thị xã Ba Đồn năm 2020 với những nội dung sau:
          I. MỤC TIÊU
- Chủ động dự báo, phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên, bao vây kịp thời không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn thị xã. Đặc biệt chú trọng tới một số dịch bệnh nguy hiểm, có nguy cơ bùng phát sau lụt bão, tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19.
- Cấp cứu, điều trị người bệnh kịp thời, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
- Sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống về dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trên địa bàn.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về dịch bệnh trong nước, trên địa bàn tỉnh và trên địa bàn thị xã để chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thị xã Ba Đồn năm 2020 tổ chức giao ban hàng tuần, giao ban đột xuất (khi cần thiết) đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thị xã.
2. Công tác giám sát, xử lý ổ dịch
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo dịch bệnh, chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa lụt bão tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng đặc biệt là các ổ dịch cũ; phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch mới không để dịch bùng phát và lan rộng.
- Đảm bảo khả năng đáp ứng nhanh của đội phòng chống dịch cơ động trước diễn biến bất thường của dịch bệnh.
3. Công tác tiêm chủng
Nâng cao tỷ lệ và chất lượng công tác tiêm chủng mở rộng. Khuyến khích người dân tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ.
4. Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão tại cộng đồng và các trường học trên địa bàn.
- Duy trì giám sát nồng độ Clo dư của nhà máy nước, trạm cấp nước.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh truyền qua đường thực phẩm.
5. Công tác đào tạo, tập huấn
- Tổ chức tập huấn, tập huấn lại về quy trình giám sát,điều tra xử lý ổ dịch; các phát đồ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm gây dịch theo quy định của Bộ Y tế.
- Đào tạo, tập huấn an toàn tiêm chủng cho cán bộ, nhân viên y tế làm công tác tiêm chủng.
- Tiếp tục tập huấn lại cho cán bộ thống kê, báo cáo dịch sử dụng phần mềm báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm và tập huấn lại chế độ khai báo, thông tin, báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhim.
6. Công tác khám bệnh, cấp cứu cho người bệnh mắc bệnh dịch
- Thực hiện tốt việc khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân mắc bệnh dịch để cách ly, điều trị kịp thời. Tổ chức cấp cứu, điều trị tích cực cho bệnh nhân mắc bệnh dịch hạn chế thấp nhất tử vong.
- Duy trì hoạt động của các đội cấp cứu cơ động sẵn sàng tham gia cấp cứu ngoại viện và hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới.
7. Công tác tuyên truyền
- Chủ động triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch với hình thức và nội dung phong phú, kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão của từng địa bàn để người dân quan tâm, tự giác và tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân và cộng đồng.
- Phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy sau lụt bão cho nhân dân, đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ về hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau bão trên địa bàn thị xã.
8. Công tác hậu cần
- Chuẩn bị đủ máy móc, trang thiết bị, hóa chất cho công tác xử lý ổ dịch.
- Đảm bảo đủ cơ số thuốc cho điều trị dự phòng; cơ số thuốc, dịch truyền cho cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc bệnh dịch.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất, môi trường phục vụ công tác xét nghiệm mẫu bệnh phẩm xác định tác nhân gây bệnh.
9. Công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cương kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất nhằm nâng cao tính chủ động sẵn sàng đáp ứng với diễn biến bất thường của các dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
10. Công tác thông tin, báo cáo dịch
Thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo, thông tin, báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhim. Đảm bảo thông tin phòng chống dịch bệnh thông suốt tại tất cả các tuyến.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Y tế thị xã
- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của thị xã, tham mưu cho UBND thị xã xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trên địa bàn thị xã Ba Đồn năm 2020.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thị xã.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế thị xã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão tại các trường học trên địa bàn; Hướng dẫn đội ngũ cán bộ y tế các trường học trên địa bàn về chuyên môn, nghiệp vụ: Vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quản lý sức khỏe học sinh để sớm phát hiện trường hợp học sinh mắc bệnh dịch.
- Phối hợp với Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, Trung tâm Y tế thị xã đảm bảo khu cách ly, đủ giường bệnh, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị cũng như nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông của thị xã thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch. Phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh-Truyền hình thị xã và UBND các xã, phường triển khai các hoạt động tuyên phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão cho cộng đồng.
- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp và báo cáo diễn biến dịch bệnh truyền nhiễm sau lụt bão về UBND thị xã và Sở Y tế.


2. Trung tâm Y tế thị xã
- Căn cứ Kế hoạch này, phối hợp chặt chẽ với Phòng Y tế thị xã và các ban, ngành, đoàn thể thị xã và UBND các xã, phường để triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trên địa bàn thị xã năm 2020.
- Chủ động tổ chức và chỉ đạo Trạm Y tế các xã, phường triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão và tiếp tục triển khai chiến dịch thu gom phế liệu, phế thải.
- Phối hợp với Phòng Y tế thị xã tổ chức giám sát chặt chẽ các cơ sở khám bệnh, trường học và cộng đồng, phát hiện sớm ca bệnh dịch, xử lý dịch kịp thời, không để bùng phát thành dịch lớn trên địa bàn. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị … phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế thị xã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trong các trường học trên địa bàn; Hướng dẫn đội ngũ cán bộ y tế các trường học trên địa bàn về chuyên môn, nghiệp vụ: Vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quản lý sức khỏe học sinh để sớm phát hiện trường hợp học sinh mắc bệnh dịch.
- Thực hiện tốt Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng  theo Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Y tế.
- Phối hợp với Phòng Y tế thị xã tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão cho cộng đồng bằng nhiều hình thức: Cung cấp tin, bài cho hệ thống đài truyền thanh, qua hội nghị, hội thảo, qua tờ rơi….Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Chỉ đạo Trạm Y tế các xã, phường thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo, thông tin, báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhim về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm thị xã (Phòng Y tế thị xã).
3. Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
- Chuẩn bị sẵn sàng giường bệnh, cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị…kịp thời thu dung, cách ly người bệnh không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Điều trị bệnh nhân kịp thời hạn chế thấp nhất tử vong.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo, thông tin, báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhim về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm thị xã (Phòng Y tế thị xã).
4. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã
- Tăng cường tuyên truyền thực hiện “4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm”, hướng dẫn cho học sinh biết cách rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-  Phối hợp với Phòng Y tế thị xã tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong các trường học có bếp ăn tập thể, nghiêm cấm sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn thực phẩm sống như rau sống, gỏi cá, hải sản sống. Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, nơi rửa tay và nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Phối hợp với ngành y tế thị xã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa lụt bão tại các trường học trên địa bàn; bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với ngành y tế thị xã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế trường học kiến thức chuyên môn trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa lụt bão và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.
5. Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã
- Phối hợp với ngành y tế thị xã tổ chưc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, pano, áp phích, tờ rơi… để nhân dân hiểu rõ tác hại, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
- Phối hợp với Phòng Y tế thị xã đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa lụt bão tại các khu vực tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
6. Đài Truyền thanh-Truyền hình thị xã
- Chỉ đạo Đài truyền thanh các xã, phường thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa lụt bão và công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão được triển khai.
- Triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão, đảm bảo không gây hoang mang hoặc chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão tại cộng đồng và định hướng cho nhân dân tự bảo vệ sức khỏe, tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
7. Phòng Kinh tế thị xã
- Phối hợp với các ngành liên quan và UBND các xã, phường kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển, cơ sở bán buôn gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm theo quy định.
- Thôn tin kịp thời diễn biến dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho Ngành Ytế thị xã để triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm không để dịch bệnh truyền sang người.
- Tăng cường kiểm soát việc cấp phép các cơ sở kinh doanh gia súc, gia cầm; kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp như: thịt, thủy sản, trứng, sữa và rau, củ quả từ nơi sản xuất, chế biến đến lưu thông, phân phối, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo đúng quy định.
8. Công an thị xã
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo bảo đảm an ninh trật tự trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành y tế, an toàn thực phẩm thị xã để tổ chức kiểm tra về an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão.
- Tăng cường kiểm tra việc vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn, đặc biệt là gà nhập lậu nhằm kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời gia cầm mang vi rút cúm từ nước ngoài vào địa bàn thị xã.
- Tổ chức giao ban định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) nhằm nắm bắt nhanh thông tin để chỉ đạo kịp thời.
9. Đội Quản lý thị trường số 3
- Căn cứ kế hoạch này, để chỉ đạo kiểm tra phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa lụt bão và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành y tế, an toàn thực phẩm thị xã để tổ chức kiểm tra về an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.
- Tăng cường kiểm tra việc vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn, đặc biệt là gà nhập lậu nhằm kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời gia cầm mang vi rút cúm từ nước ngoài vào địa bàn thị xã.
- Tổ chức giao ban định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) nhằm nắm bắt nhanh thông tin để chỉ đạo kịp thời.
10. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể là thành viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thị xã
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị lồng ghép tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trong các chương trình hoạt động của đơn vị, đoàn thể. Chỉ đạo cán bộ, nhân viên, đoàn viên, hội viên thuộc đơn vị gương mẫu thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão tại cộng đồng và nơi cư trú.
11. UBND các xã, phường
- Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các xã, phường. Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão trên địa bàn thị xã năm 2020.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện “4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm”, không nên ăn rau sống, gỏi cá…các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lụt bão theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường đồng loạt, hướng dẫn người dân biết cách sử dụng và bảo quản nguồn nước hợp vệ sinh.
- Tăng cường kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm không đủ điều kiện vệ sinh hoặc không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
IV. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
 - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm các cấp tổ chức giao ban công tác phòng, chống dịch định kỳ mỗi quý một lần, giao ban đột xuất khi có dịch bệnh.
- Đảm bảo chế độ thông tin giúp công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp lực lượng giữa các cấp được kịp thời. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
V. KINH PHÍ
Từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của thị xã năm 2020.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thị xã yêu cầu các đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo, UBND các xã, phường triển khai thực hiện các nội dung nêu trên, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND thị xã (qua cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Phòng Y tế để tổng hợp)./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay14,376
  • Tháng hiện tại327,149
  • Tổng lượt truy cập39,147,211
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây