Thương binh Nguyễn Trọng Duyến tiên phong trên mặt trận giảm nghèo.

Thứ ba - 27/07/2021 08:49
Trở về từ chiến trường Campuchia, thương binh Nguyễn Trọng Duyến ở phường Ba Đồn mang trong mình nỗi đau thể xác mỗi khi trái gió, trở trời do phải chịu sức ép của bom đạn trong chiến tranh. Thế nhưng, bằng ý chí quả cảm và nghị lực của "anh bộ đội cụ Hồ" mà ông Duyến đã quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Thương binh Nguyễn Trọng Duyến thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc tại xưởng.
Thương binh Nguyễn Trọng Duyến thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc tại xưởng.
     Vốn là người xã Quảng Hòa, gia đình ông Duyến có truyền thống làm gò hàn nên từ nhỏ ông đã được học những thao tác cơ bản về nghề này. Sau khi xuất ngũ, nhận thấy nghề cơ khí phát triển hơn ở thị trấn Ba Đồn (nay là phường Ba Đồn), ông đã thuê mặt bằng, mở xưởng sửa chữa cơ khí ngay tại trung tâm thị trấn.
    Người thường làm kinh tế đã khó, với người thương binh lại càng khó hơn, đồng vốn ít ỏi, sức khỏe lại ốm đau triền miên, ông Duyến đã phải trải qua những khó khăn mà nhiều người gặp phải khi mới khởi nghiệp. Với khu nhà xưởng sản xuất 500 m2 chủ yếu gia công, sữa chữa các loại thiết bị máy móc. Cơ sở sản xuất của ông tạo đã công ăn việc làm cho 10 lao động, trong đó chủ yếu là con em cựu chiến binh, với mức lương trìng bình từ 8-15 triệu đồng/người/tháng. Theo CCB Nguyễn Trọng Duyến, cái khó nhất của nghề cơ khí đó là việc đào tạo nghề cho người lao động. Phải mất 2-3 năm, một người thợ cơ khí mới có thể tạo ra sản phẩm, tuy nhiên, để người lao động gắn bó lâu dài với cơ sở trong cơ chế thị trường như hiện nay không phải là chuyện dễ dàng.
      Là người có kinh nghiệm và tay nghề cao, nên xưởng cơ khí của ông Duyến được nhiều người tin tưởng, đơn đặt hàng ngày càng nhiều, sản phẩm được ưa chuộng, chính vì vậy mà kinh tế gia đình ông cũng khá giả hơn. Chia sẻ với chúng tôi, ông Duyến cho biết, “ xưởng cơ khí của ông mỗi năm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng. Hiện, ông vẫn đang tiếp tục nhận đào tạo lao động, ưu tiên cho con em của CCB của địa phương đến học việc tại xưởng”.
 
 

Tác giả bài viết: Hồng Sâm - Phú Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay16,914
  • Tháng hiện tại570,378
  • Tổng lượt truy cập34,101,097
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây