Cách phòng tránh ngộ độc rượu, bia ngày Tết

Thứ ba - 05/02/2019 08:27
Rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nhưng làm thế nào để phòng tránh ngộ độc rượu, bia thì không phải ai cũng biết.
 
      Theo bộ Y tế, hàng năm, số vụ ngộ độc rượu tăng đột biến trong ngày tết. Bên cạnh đó còn có rất nhiều người mắc các bệnh mãn tính liên quan đến rượu, bia. Đến thời điểm gần Tết Nguyên đán, các bệnh nhân bị ngộ độc rượu càng tăng. Nhiều bệnh nhân ngộ độc rượu pha từ cồn công nghiệp methanol, thậm chí là lạm dụng rượu, bia đạt chuẩn cũng gây ngộ độc hoặc tổn thương gan. Không có loại rượu nào được xem là an toàn với người uống. Trước và sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện năm nào cũng đông.
      Theo cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế), ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống tác hại của việc lạm dụng, sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng: Không nên uống quá nhiều rượu do lạm dụng rượu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe về thể chất, sức khỏe tâm thần của người sử dụng từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ sử dụng.
       Các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần.
       Còn báo Sức khỏe và Đời sống đưa thông tin, để phòng tránh bị ngộ độc, người dân không sử dụng rượu chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại rượu trôi nổi trên thị trường hoặc rượu do người lạ ở nơi khác mang tới vì đã có hiện tượng dùng cồn công nghiệp Methanol để pha thành rượu bán với giá rẻ cho người dân. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Không uống rượu khi chưa biết đó là rượu gì, nguồn gốc từ đâu, tiêu chuẩn chất lượng thiếu rõ ràng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
      Chú ý, khi người uống rượu có các biểu hiện về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý, điều trị kịp thời.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay9,954
  • Tháng hiện tại602,915
  • Tổng lượt truy cập40,122,704
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây