Bế giảng lớp đan lát thủ công từ bèo lục bình

Thứ sáu - 13/11/2020 14:16
Thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2020, sau hơn 2 tháng đào tạo, ngày 11 tháng 11, Hội LHPN thị xã phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ Nông dân-Phụ nữ tỉnh Quảng Bình tổ chức bế giảng lớp dạy nghề Đan lát thủ công từ bèo lục bình cho hội viên phụ nữ tại Thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn.
Bế giảng lớp đan lát thủ công từ bèo lục bình
Dự Lễ bế giảng có bà Phan Thị Nguyệt- Phó giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ Nông dân-Phụ nữ tỉnh, ông Đoàn Hữu Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã, bà Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch Hội LHPN thị xã, ông Hoàng Ngọc Lý - Phó Bí thư Đảng ủy xã, ông Nguyễn Trọng Tài - Phó chủ tịch UBND xã, các đồng chí đại diện các tổ chức Mặt trận, đoàn thể xã, Trưởng thôn Cồn Nâm cùng 30 học viên là hội viên phụ nữ trên địa bàn Thôn Cồn Nâm.
Từng được coi là thứ cỏ rác vô giá trị nhưng qua hơn 2 tháng nghiên cứu, học tập, bèo lục bình nay cũng có thể đem xuất khẩu. Người làm được điều khó tin đó chính là 30 học viên lớp học Đan lát thủ công từ bèo lục bình. Các học viên đã được hướng dẫn các quy trình đan lát các sản phẩm từ bèo; kỹ năng đan các kiểu như: long mốt, long đôi, long ba, đồng thời tết được các kiểu hoa văn như: hoa rế, hoa răng cưa, đuôi sam, hoa văn hình con bướm; đan được giỏ hoa theo mẫu và hoàn thiện được các sản phẩm đan lát thủ công đơn giản, đảm bảo tính kỹ thuật và mỹ thuật, bắt mắt, phù hợp với nhu cầu trên thị trường hiện nay.
Đây là chương trình học rất thiết thực, phù hợp với khả năng của chị em phụ nữ. Nghề đan thủ công bằng bèo lục bình không yêu cầu kỷ thuật cao, trình độ cao vì vậy phù hợp với tất cả các đối tượng lao động. Ở đây có điều kiện thuận lợi là chị em tận dụng được vật liệu sẵn có từ những cây bèo lục bình trên sông địa phương, cùng với quỹ thời gian nông nhàn, sự cần cù, chịu khó của chị em sẽ tạo ra sự chuyên tâm, hăng say với nghề và mang lại thu nhập bền vững, thường xuyên.
Hy vọng từ khóa học hôm nay sẽ làm nòng cốt để mở rộng quy mô, số lượng sản xuất trên địa bàn xã làm tiền đề hướng tới xây dựng mô hình tổ, nhóm sản xuất tập thể, mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ công nghiệp để nâng cao đời sống cho người dân, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới   

Tác giả bài viết: CTV Nguyễn Thị Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay57
  • Tháng hiện tại556,120
  • Tổng lượt truy cập41,701,574
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây