Thị xã Ba Đồn chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thứ hai - 14/03/2022 07:30
Những năm qua, thị xã Ba Đồn đã triển khai và thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua đó, nhiều lao động ở địa phương có việc làm ổn định, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên rõ rệt.
Nhân rộng nghề may nón ở xã Quảng Thủy.
Nhân rộng nghề may nón ở xã Quảng Thủy.
      Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng, vì vậy, hàng năm, UBND thị xã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các phường, xã tổ chức tốt công tác điều tra, thống kê nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để làm cơ sở triển khai kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, thị xã cũng tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề để người lao động nông thôn tiếp cận được với chính sách, pháp luật về đào tạo nghề. Ngoài du nhập các nghề mới, thị xã còn chú trọng duy trì và mở rộng ngành nghề truyền thống như, nghề may, đan lục bình…Các ngành, nghề này đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động ngay tại địa phương, với mức thu nhập ổn định từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng, nhiều nghề còn cho thu nhập cao từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Trong năm 2021, tổng số lao động được tạo việc làm đạt hơn 3.000 người, đạt 102,3% so với kế hoạch năm.
Thị xã Ba Đồn chú trọng duy trì và mở rộng ngành nghề đan lục bình
Nghề đan bèo lục bình tại xã Quảng Sơn.
      Để nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong thời gian tới, thị xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới; gắn dạy nghề với nhu cầu của thị trường lao động, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề; phấn đấu sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao hơn. Từ đó, đã góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho người lao động, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

Tác giả bài viết: Lan Anh - Hải Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay20,734
  • Tháng hiện tại589,756
  • Tổng lượt truy cập40,109,545
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây