Thị xã Ba Đồn tham gia hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Thứ bảy - 14/10/2023 08:13
Chiều ngày 13/10, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh; đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa bão năm 2023. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường thị trấn trong toàn tỉnh. Tại điểm cầu thị xã Ba Đồn có sự tham gia của đồng chí Đoàn Minh Thọ-Phó Bí thư Thị ủy-Chủ tịch UBND thị xã - Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự thị xã; đồng chí Nguyễn Văn Tình-ThUV-Phó Chủ tịch UBND thị xã.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Quảng Bình chịu ảnh hưởng hoàn lưu 2 áp thấp nhiệt đới gây mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa giông và lốc xoáy làm hư hỏng, gãy đổ gần 13.600ha lúa, 90ha hoa màu, tốc mái 130 ngôi nhà. Giông, sét cũng đã làm hư hỏng nhiều thiết bị chuyên dùng của Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình. Uớc tính thiệt hại hơn 13 tỷ đồng. Đợt mưa lũ tháng 9 vừa qua đã làm 28 ngôi nhà bị ngập lụt, nhiều hộ dân phải di dời, nhiều khu vực bị chia cắt, nhiều tuyến đường bị sạt lở. Hiện nay, toàn tỉnh có 85 điểm sạt lở núi với 1.116 hộ dân, 3.625 nhân khẩu bị ảnh hưởng, trong đó có 8 điểm nguy cơ cao. 25 khu vực sạt lở bờ sông, biển với tổng chiều dài 53km, trong đó có 5 điểm đặc biệt nguy hiểm cần khắc phục khẩn cấp với tổng chiều dài khoảng 8km. 34 vị trí ngầm tràn thường xuyên ngập lụt khi có mưa lớn. Mực nước trung bình của 153 hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện đạt hơn 58% dung tích thiết kế, dự báo đến ngày 20/10, dung tích các hồ chứa sẽ tăng từ 15-20%, một số hồ sẽ đầy nước. Đối với các đập, hồ chứa, các tuyến đê, kè sông đang nâng cấp, sửa chữa đã hoàn thành các hạng mục trọng yếu và đến điểm dừng kỹ thuật đảm bảo an toàn. Tại hội nghị, các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh, các đơn vị, địa phương đã tập trung thảo luận, nêu lên một số khó khăn, hạn chế và kiến nghị, đề xuất các phương án để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong năm 2023. Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, tình hình thiên tai, thời tiết những tháng cuối năm 2023 sẽ có những diễn biến phức tạp, vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ, sớm triển khai công tác chuẩn bị, ứng phó phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, quán triệt phương châm “4 tại chỗ” với mục tiêu giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tính mạng, ổn định đời sống cho người dân, trước mắt là chủ động ứng phó với đợt mưa lũ trong 10 ngày tới. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng cũng nhấn mạnh, nếu địa phương nào chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân thì người đứng đầu chính quyền cấp đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND tỉnh. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành có liên quan và các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh khẩn trương chủ động triển khai các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn cho Nhân dân trong mọi tình huống.
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...