Bệnh đạo ôn hại lúa và hướng dẫn biện pháp phòng trừ

Thứ hai - 21/03/2022 02:50
Theo Thông báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình hiện nay có khoảng 420 ha lúa vụ Đông xuân 2021 – 2022 bị bệnh đạo ôn lá gây hại (bị nặng chủ yếu ở các huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh). Tỷ lệ hại phổ biện 3-5%, nơi cao 15 - 20%, Cục bộ 50 – 60%, cấp 1 – 3, nơi cao cấp 5.
Bệnh đạo ôn hại lúa và hướng dẫn biện pháp phòng trừ
Tại thị xã Ba Đồn, lúa Đông xuân giai đoạn đứng cái – làm đòng sinh trưởng phát triển tốt. Trong điều kiện thời tiết nắng ấm, sáng sớm và chiều tối có nhiều sương mù rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên diện rộng. Qua kết quả điều tra của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, diện tích lúa nhiễm bệnh trên đồng ruộng tính đến ngày 22/3/2022 là 20 ha, tập trung ở các xã, phường: Quảng Tiên, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Long,.... Tỷ lệ bệnh phổ biến 3 - 5%, nơi cao 10-15%, bệnh chủ yếu cấp 1 - 3. Bệnh xuất hiện hầu hết trên tất cả các giống.
Dự báo trong thời gian tới bệnh đạo ôn có khả năng phát sinh gây hại mạnh trên đồng ruộng, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa Đông xuân nếu không được phòng trừ kịp thời, đặc biệt là giai đoạn lúa làm đòng. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh đạo ôn lá gây ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ như sau:
- Ở những ruộng đang bị bệnh ngừng bón đạm, phân bón lá, các chất kích thích sinh trưởng và giữ nước trong ruộng.
- Sử dụng một trong các loại thuốc đặc hiệu sau đây để phòng trừ:
+ FUJI-ONE 40WP: Pha 50 - 60 g  thuốc với 20 lít nước phun cho 1 sào (500m2), phun ướt đẫm lá.
+ FILIA 525SE: Pha 24 ml  thuốc với 20 lít nước phun cho 1 sào (500m2), phun ướt đẫm lá.
+ BEAM 75WP: Pha 16 g  thuốc với 20 lít nước phun cho 1 sào (500m2), phun ướt đẫm lá.
+ BEMGREEN 750WP: Pha 18 g thuốc với 20 lít nước phun cho 1 sào (500m2), phun ướt đẫm lá.
……………………………
Chú ý:
- Cần phun thuốc ướt đều trên mặt lá, đảm bảo đủ lượng thuốc, nước như hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Ở những ruộng bị bệnh nặng 5 - 7 ngày phun thuốc 1 lần (khoảng 2 - 3 lần) để trừ bệnh mới có hiệu quả cao.
- Không được trộn lẫn thuốc với các loại phân bón lá hoặc chất kích thích sinh trưởng khi phòng trừ bệnh đạo ôn.
- Nên phun thuốc vào sáng sớm, chiều mát, tránh những lúc trời mưa để đạt hiệu quả cao.
 

Nguồn tin: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm118
  • Hôm nay23,835
  • Tháng hiện tại386,971
  • Tổng lượt truy cập38,302,642
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây