Lễ công bố và gắn tên đường Lưu Trọng Lư

Thứ ba - 26/03/2024 13:36
Sáng ngày 26/3, UBND phường Quảng Thuận phối hợp với Chi hội văn học nghệ thuật Quảng Trạch- Ba Đồn tổ chức Lễ công bố và gắn tên đường Lưu Trọng Lư. Khách mời dự buổi Lễ có Nhà thơ Trần Đăng Khoa- Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống; đồng chí Nguyễn Văn Tình-PCT.UBND thị xã, cùng đông đảo các Nhà văn, Nhà thơ đến từ Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh; người thân của nhà thơ Lưu Trọng Lư.
Gắn biển tên đường Lưu Trọng Lư
Gắn biển tên đường Lưu Trọng Lư
Ngày 08/12/2023, tại kỳ họp lần thứ 12-HĐND tỉnh khóa XVIII, HĐND tỉnh Quảng Bình đã thông qua Nghị quyết số 157/NQ-HĐND về việc đặt tên đường trên địa bàn thị xã Ba Đồn lần thứ 3. Theo đó, phường Quảng Thuận có 22 tuyến đường được đặt tên trong đợt này.
Lưu Trọng Lư là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch Việt Nam, ông sinh năm 1911 tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ 3 tại Quốc học Huế) và Hà Nội.
Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới. Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế. Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi mất, ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
Tự hào và tri ân những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam và quê hương Quảng Bình, UBND phường Quảng Thuận đã gắn tên đường Lưu Trọng Lư, con đường có chiều dài gần 1km nối từ đường Lý Thường Kiệt qua khu dân cư TDP Cầu ra sông Gianh.
Lễ công bố đặt tên đường Lưu Trọng Lư là dịp để tri ân những công lao to lớn của ông đối với nền văn học nước nhà. Đồng thời, đây cũng là dịp để thế hệ hôm nay, mai sau học tập, ghi nhớ và biết ơn công lao của các bậc tiền nhân, từ đó bảo tồn và lưu giữ, phát huy những giá trị lịch sử truyền thống văn hóa của quê hương, dân tộc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tác giả bài viết: Hồng Sâm- Dương Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch phát thanh hàng ngày

- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7): + Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã. + Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình; + Từ 6h00 phút đến...

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay6,171
  • Tháng hiện tại1,184,357
  • Tổng lượt truy cập42,329,811
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây